Đã sao chép liên kết
Chủ Nhật, 08/09/2024 - TP HCM 28° C TP. Hồ Chí Minh

Những thói quen sinh hoạt giúp gan khoẻ mạnh

Gan là một trong những bộ máy quan trọng, đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết của cơ thể như đào thải độc tố, sản xuất mật, lưu trữ các vitamin và khoáng chất, chuyển hoá carbohydrate, chuyển hoá protein, tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp albumin (một trong những thành phần quan trọng nhất của huyết thanh).

Khi gan bị “ốm”, sẽ không có dấu hiện nào báo hiệu ngay cho chúng ta biết vì 1/5 lá gan có thể đảm nhiệm toàn bộ chức năng lá gan. Chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm chức năng và thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng của cơ quan này.

Dưới đây là các thói quen sinh hoạt tốt giúp hạn chế các bệnh về gan, hỗ trợ lá gan khoẻ hơn để duy trì sức khoẻ tốt.

1. Giữ BMI dưới 23, không để thừa cân béo phì

Công thức BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay đổi giữa các quốc gia.

BMI=cân nặng (kg)/chiều cao x chiều cao (m)

Nguyên nhân đầu tiên của gan nhiễm mỡ là thừa cân. Việc nạp quá nhiều calo vào cơ thể như carbohydrate (tinh bột, đồ đường, đồ ngọt, đồ ăn nhanh) sẽ làm tăng áp lực cho gan, gan chuyển đổi carbohydrate dư thừa thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan. Thực phẩm giàu carbohydrate cũng làm tăng lượng đường trong máu, tăng sự tích tụ chất béo từ đó gây gan nhiễm mỡ.

Khi chúng ta bị thừa cân, tăng cân quá độ thì gan phải tăng tổng hợp và chuyển hoá mỡ.

Những trường hợp trong chúng ta có chỉ số BMI 23 trở lên có thể đi kiểm tra định kỳ chức năng gan thận 6 tháng 1 lần để loại bỏ sớm nguyên nhân, theo dõi tình trạng của gan.

bmi

2. Hạn chế uống rượu bia

Sử dụng rượu bia dù là lượng nhỏ vẫn ảnh hưởng đến các enzyme chống oxy hóa của gan, khiến chúng bị suy yếu, khi đó hàng triệu gốc tự do sẽ được hình thành gây ra những chuỗi tác hại cho gan.

Lượng rượu bia nạp vào cơ thể quá nhiều thì lượng mỡ trong gan sẽ ngày càng tăng lên.

han-che-uong-ruou-bia

3. Hạn chế chất béo, mỡ động vật

Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

han-che-chat-beo-mo-dong-vat

Vì vậy, nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải. Chế độ ăn cần bổ sung thêm cá như: cá hồi, cá ngừ,...cũng rất giàu omega 3-6-9 tốt cho gan.

Protein từ thực vật như các loại đậu xanh, đậu nành và một số loại quả/hạt/rau như: óc chó, bơ, hạt hướng dương, cải bó xôi, cải xoăn, tỏi,…cũng là lựa chọn tốt cho gan.

protein-tu-thuc-vat

4. Tránh thực phẩm giàu cholesterol

Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…chứa một lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ ở trong gan.

thuc-pham-giau-cholesterol

5. Không nên ăn nhiều thịt đỏ

Protein có trong thịt đỏ là cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy cắt giảm lượng thịt đỏ sẽ giúp bảo vệ gan.

Trên thục tế, protein được chuyển hóa chủ yếu ở gan, nếu lượng protein cung cấp cho cơ thể quá nhiều và gan không kịp chuyển hóa thì phần protein dư thừa có thể trở nên độc hại và có thể ảnh hưởng não, gây chóng mặt và mệt mỏi.

thit-do

6. Hạn chế thực phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo (hay còn gọi là chất tạo ngọt tổng hợp, đường hoá học) là chất được sử dụng để thay cho đường ăn thông thường.

Các chất tạo ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo. Lượng lớn fructose có trong chất ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ béo phì và tổn thương gan, khiến gan phải chịu áp lực lớn mỗi khi xử lý chúng.

Ngoài ra, chất tạo ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột. Thường xuyên ăn nhiều đường hóa học có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.

chat-tao-ngot-nhan-tao

7. Hạn chế thực phẩm nhiều muối (đồ muối chua, thịt xông khói, các loại mắm…)

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần cung cấp một lượng muối vừa đủ để hỗ trợ cho các hoạt động sống. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt gây ảnh hưởng tới gan.

Muối có thể gia tăng sự tích tụ chất lỏng và ứ đọng trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.

thuc-pham-nhieu-muoi

8. Hạn chế gia vị cay nóng

Gừng, tỏi, ớt, tiêu,… là những loại gia vị nóng có thể gây cản trở cho quá trình phân huỷ và bài tiết các chất độc ra ngoài cơ thể của gan.

gia-vi-cay-nong

9. Tránh sử dụng thực phẩm bị nấm mốc

Những thực phẩm như đậu tương, lạc, ngũ cốc, ngô,... khi bị nấm mốc sẽ sản sinh ra aflatoxin - loại độc tính mạnh thuộc nhóm hại gan, làm tế bào gan bị thoái hóa hoặc hoại tử, thậm chí có thể dẫn tới ung thư gan.

thuc-pham-bi-nam-moc

10. Hạn chế thức khuya

Các nghiên cứu cho rằng gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động, học tập, làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Thời gian từ 23h khuya đến 1h sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại, đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào. Từ 1h đến 3h túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu.

Do đó, nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan.

Vì vậy, không nên thức khuya, cần nghỉ ngơi trước 23h để có được giấc ngủ sâu vào khoảng từ 1h đến 3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan.

han-che-thuc-khuya

11. Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể thao sẽ giúp đốt cháy calo, sử dụng tốt hơn lượng chất béo tích trữ trong cơ thể.

Giúp kích thích sản sinh glutathione: đây là một chất tham gia vào quá trình thải độc của gan, giúp khử các gốc tự do sinh ra tại gan trong quá trình khử độc. Việc tập luyện kích thích sản sinh chất này sẽ tăng cường chức năng giải độc cho gan, bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại.

Giúp kích thích hệ thống miễn dịch, giảm quá trình oxy hóa: vận động thể chất giúp tăng tưới máu, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, chống lại quá trình oxy hóa tại gan nên giảm được việc sản sinh ra gốc tự do có hại cho gan.

tap-luyen-the-duc-the-thao