Đã sao chép liên kết
Thứ 7, 14/12/2024 - TP HCM 25° C TP. Hồ Chí Minh

Mẹo Trị Hôi Chân

Hôi chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt với những người hay đi giày, thường xuyên di chuyển nhiều hoặc có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Đáng ngại hơn khi mùi hôi chân có thể dễ dàng nhận biết trong môi trường khép kín như phòng làm việc, lớp học, phòng tập gym... Hôi chân không chỉ khiến bạn mất tự tin mà đôi khi là nỗi ám ảnh với người đối diện.

Mẹo Trị Hôi Chân

1. Bệnh hôi chân là gì?

Bàn chân là nơi tập trung hơn 250.000 tuyến mồ hôi và tiết ra một lượng mồ hôi mỗi ngày. Tạo ra môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi.

Khi mồ hôi chân được bài tiết, mồ hôi chân dư thừa sẽ thấm vào lớp lót của giày và tất. Lúc này, các chủng vi khuẩn ăn các tế bào da chết ở chân được tạo môi trường thuận lợi và phát triển, gây ra mùi hôi. Những vi khuẩn này cũng có thể lây lan và phát triển bên trong giày, dẫn đến mùi hôi giày.

Bệnh hôi chân có thể gặp ở rất nhiều người, kể cả trẻ em và người lớn.

2. Nguyên nhân

Lượng mồ hôi đổ ra có thể bị ảnh hưởng bởi: thời tiết nóng, tập thể dục, đứng cả ngày, tình trạng thừa cân, thay đổi nội tiết tố, xảy ra ở tuổi dậy thì, mãn kinh và mang thai, một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm.

Ngược lại, một số người có khuynh hướng di truyền về chứng tăng tiết mồ hôi. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ có khả năng tiết ra nhiều mồ hôi nhiều hơn người bình thường, có thể khiến đôi chân nặng mùi quanh năm chứ không chỉ trong những tháng mùa hè nóng nực hay khi vận động nhiều.

Một số nguyên nhân dẫn đến mùi hôi chân thường gặp bao gồm:

  • Khi bàn chân tiết quá nhiều mồ hôi, các loại vi khuẩn bám ở chân sẽ sinh sôi, phát triển và ăn những tế bào chết ở da chân, gây ra mùi hôi chân.
  • Khi mồ hôi thấm vào giày, dép hay tấm lót chân, vi khuẩn cũng sẽ tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn dẫn tới xuất hiện cả mùi hôi ở những vị trí đó.
  • Trường hợp mang giày bị ẩm cũng làm tăng môi trường hoạt động của vi khuẩn, tăng nguy cơ hôi chân.
  • Sử dụng loại tất không thấm hút mồ hôi, các loại giày kém thông thoáng.
  • Việc mang 1 đôi giày thường xuyên không được chà rửa một cách liên tục cũng sẽ là một địa điểm thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Dùng chung giày với người bị hôi chân.
  • Những người có da dầu: do cơ chế hoạt động tiết dầu thường xuyên để giữ ẩm cho làn da, vô tình gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông ở bàn chân, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây mùi ở chân.
  • Do nấm chân: vi khuẩn tích tụ lâu ngày tạo ra những mảng đỏ, vẩy hoặc nứt bàn chân và da tróc ra thành từng mảng khác nhau, có mùi hôi.

3. Bệnh hôi chân có lây không?

Tình trạng hôi chân có lây giữa người này sang người khác, thông qua tác nhân là vi khuẩn, với hoàn cảnh khi sử dụng chung giày, tất và nhất là nếu điều kiện vệ sinh kém. Do đó, không nên sử dụng chung giày, tất với người khác.

4. Một số mẹo làm giảm tình trạng hôi chân

Chăm sóc và giữ vệ sinh bàn chân

  • Phải luôn giữ chân được thông thoáng.
  • Rửa sạch chân với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt cần phải làm sạch các vị trí của kẽ chân, đồng thời phải lau khô chân sau khi vệ sinh.
  • Vệ sinh móng chân: để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hãy thường xuyên cắt tỉa móng chân để loại bỏ bụi bẩn và đất cát tích tụ ở đó.

Tuy nhiên, vệ sinh bàn chân thôi là chưa đủ, bạn cần áp dụng thêm một vài cách chăm sóc chân như bên dưới:

  • Tẩy tế bào chết cho bàn chân: tế bào da chết trên da chân lâu ngày bám dính kết hợp với điều kiện ẩm ướt có thể dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh và làm tăng mùi hôi ở chân. Vì vậy, nên tẩy tế bào da chết ở chân từ 2 - 3 lần mỗi tuần. Bạn có thể sử dụng loại đá bọt hoặc bàn chải mềm để loại bỏ tế bào da chết.
  • Ngâm chân với nước muối: hòa một ít muối vào nước ấm rồi ngâm chân trong đó khoảng 10 - 20 phút. Sau khi ngâm xong, bạn nên rửa lại chân và lau khô. Phương pháp này có tác dụng làm cho các tế bào da cũng sẽ nở ra, dễ bong tróc hơn. Vì thế có thể kết hợp phương pháp này với việc tẩy tế bào chết để giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da chân.
  • Ngâm chân với giấm: pha tỷ lệ 2 phần giấm và 1 phần nước rồi ngâm chân từ 15 đến 20 phút. Các loại giấm có thể được dùng để ngâm chân là giấm táo hoặc giấm gạo, trong thành phần của giấm có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ giúp hết mùi hôi chân trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp da chân của bạn đang có vết thương hở, vết loét,... thì không nên ngâm chân với giấm nhằm tránh tình trạng kích ứng da.
  • Ngâm chân với nước trà: trà chứa hợp chất Polyphenol, có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Pha trà rồi hòa chung với một ít nước và bắt đầu ngâm chân, độ ấm nóng của nước sẽ giúp cho lỗ chân lông trên bàn chân nở ra và tiêu diệt đi những vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đi kèm với những lợi ích khác như cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.
  • Ngâm chân với baking soda: loại muối nở này có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch, pha 1/4 chén bột baking soda cùng với 2L nước nóng, đợi cho nước nguội bớt rồi cho chân vào ngâm trong 10 – 15 phút. Rửa lại với nước và lau khô chân.

Vệ sinh giày dép

  • Giặt sạch giày sau khi mang và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, tránh đi giày còn đang ẩm ướt. Có thể sử dụng thêm các bình xịt khử trùng đa năng hoặc phấn rôm. Tránh để bàn chân của bạn ướt trước khi mang giày.
  • Cách chọn giày: nên chọn những đôi giày thông thoáng giúp mô hôi dễ bay hơi, tránh tình trạng tích tụ độ ẩm. Các loại giày lưới, được làm từ vải tự nhiên, đồng thời không nên mang các loại giày được làm từ nhựa để tránh tăng tiết mồ hôi.
  • Cách chọn tất: nên lựa chọn các loại tất được làm bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, ví dụ như tất len, acrylic, polypropylene... Thay đổi tất mỗi ngày để tránh tình trạng ẩm ướt hoặc hạn chế mồ hôi ở lại bên trong giày.

Lưu ý, khi làm sạch tất, bạn cần phải lộn hết tất cả các mặt trong của tất để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn bởi vì các loại vi khuẩn nằm bên mặc trong của tất rất khó tiếp cận ánh sáng mặt trời trong quá trình giặt dũ.

  • Dùng tấm lót giày: việc dùng tấm lót giày giúp làm giảm mùi hôi chân và khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên thay thường xuyên và sử dụng một số sản phẩm để thay thế hoặc kết hợp với tấm lót giày như xịt chống khuẩn.
  • Sử dụng các loại giấy thấm khô: các loại giấy này có khả năng hút dầu rất tốt. Bạn có thể nhét một ít giấy vào trong giày trước khi xỏ chân vào. Sau khi sử dụng xong, thay thế tờ giấy thấm mới. Cách làm này rất thiết thực và khử mùi hôi chân hiệu quả.

Nếu tình trạng hôi chân vẫn không thuyên giảm khi đã áp dụng tất cả các cách nói trên, bạn có thể tìm tới bác sĩ để được tư vấn và thăm khám bằng hỗ trợ y tế.

Giá Vàng Hôm Nay
Cập Nhật: Cập nhật lúc 22:55:02 14/12/2024
Sản phẩm
Triệu đồng/lượng
Giá mua Giá bán
Vàng SJC 1L, 10L, 1KG 83.800 86.300
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 83.300 84.700
Nữ trang 99,99% 83.200 84.300
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Cập Nhật: 15/12/2024 03:10
Ngoại Tệ Giá mua Giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 25,927.37 26,189.27 27,349.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,477.00
  ĐỜI SỐNG
  DU LỊCH