Đã sao chép liên kết
Chủ Nhật, 08/09/2024 - TP HCM 27° C TP. Hồ Chí Minh

Những điều cần tránh khi đi ngủ

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Những điều dưới đây cần tránh khi đi ngủ để tăng chất lượng giấc ngủ, hạn chế mất ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc vất vả cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới.

1. Không nên nằm sấp khi ngủ

Nằm sấp giữ cho đường thở trên rộng mở, nhờ vậy giảm ngáy ngủ. Nhưng nếu nằm lâu ở tư thế này, có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây tức ngực, đồng thời gây đau và tê liệt cơ.

Tư thế này cũng có thể làm căng, tạo áp lực cho vùng cổ và lưng dưới của chúng ta.

can-tranh-khi-ngu-nam-sap

2. Không suy nghĩ quá nhiều

Dân gian thường nói: trước tiên để cho tâm ngủ sau đó đến thân ngủ. Suy nghĩ, lo âu quá nhiều sẽ khiến cho tâm trí chúng ta không thể thư giãn, làm ức chế quá trình sản xuất melatonin dẫn tới khó ngủ, mất ngủ, về lâu dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, hãy gạt lo lắng sang một bên để có giấc ngủ trọn vẹn giúp duy trì và bảo vệ sức khoẻ tốt.

can-tranh-khi-ngu-suy-nghi

3. Không tức giận trước khi đi ngủ

Tức giận gây căng thẳng và sự nặng nề nó tạo ra sẽ khiến não bộ kích hoạt trạng thái nhạy cảm quá độ, đẩy cơ thể vào tình trạng cảnh giác.

Cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm khí của chúng ta, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cơ thể có thể bị mất ngủ và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Về lâu dài, nó dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính, thậm chí là gây ra ác mộng hoặc hình thành các chứng bệnh về tâm lý, bao gồm cả trầm cảm.

can-tranh-khi-ngu-tuc-gian

4. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ

Nếu mắc chứng mất ngủ, một chút thức ăn vào dạ dày có thể giúp chúng ta dễ ngủ hơn. Việc uống một chút sữa cũng vậy. Nhưng chỉ ăn ít thôi.

Ăn quá nhiều thức ăn trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cơ thể dễ tăng cân.

can-tranh-khi-ngu-an-nhieu

5. Không trùm chăn kín mặt

Khi ngủ trùm chăn kín đầu, lượng khí ôxy hít vào cơ thể sẽ giảm, khí carbonic tăng (1 phần từ chính chúng ta thải ra), làm giảm sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài, ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp.

Ngoài ra, chăn mền không được giặt thường xuyên có thể ẩn chứa vi khuẩn, bụi, khi trùm kín đầu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

can-tranh-khi-ngu-trum-chan

6. Không sử dụng các thiết bị điện tử

Sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử, máy tính xách tay, máy nghe nhạc, máy chơi game, xem truyền hình… trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Đặc biệt, sau khi đã tắt đèn vào buổi tối, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ tác động trực tiếp vào mắt, kích thích não và làm cho quá trình ngủ trở nên khó khăn, lâu dần dẫn đến mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và sinh bệnh.

can-tranh-khi-ngu-thiet-bi-dien-tu

7. Chỗ ngủ không nên thông gió

Sau khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, thân nhiệt giảm đồng thời khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết cũng sẽ giảm rất nhiều. Nếu chúng ta ngủ ở nơi thông gió thì cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, phong hàn. Tương tự, không nên để điều hoà ở nhiệt độ quá thấp vì rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. Chỉ nên để chênh lệch nhiệt độ so với bên ngoài tầm vài độ, khoảng 25-27 độ C là hợp lý.

can-tranh-khi-ngu-cho-ngu-thong-gio