Đã sao chép liên kết
Thứ 6, 18/10/2024 - TP HCM 31° C TP. Hồ Chí Minh

Mất bao lâu để dạ dày tiêu hóa thức ăn

1. Các cơ quan của hệ tiêu hóa

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa tạo thành một liên kết từ miệng tới hậu môn. Các cơ quan này gồm thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng) và ruột già (ruột kết, trực tràng và hậu môn). Ngoài ra, còn có các cơ quan khác là một phần của hệ tiêu hóa gồm gan, túi mật và tuyến tụy. Không chỉ vậy, hệ tiêu hóa còn là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn (hệ vi sinh vật đường ruột), giúp tiêu hóa một số loại thức ăn.

2. Thời gian tiêu hóa

Là quy trình khi thức ăn được nạp vào phân hủy thành các hạt nhỏ, được chuyển thành các chất dinh dưỡng và đi qua hệ thống đường ruột vào máu.

Thức ăn tiêu hóa nhanh: nếu ăn nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn sẽ dễ ăn nhiều hơn nhưng nhanh đói hơn. Các loại thức ăn này giúp bạn tăng cường năng lượng nhanh chóng - nói cách khác giúp tăng nhanh mức glucose. Tuy nhiên, cơ thể bạn bị thừa glucose và không sử dụng, phần còn lại có thể biến thành chất béo.

Thức ăn tiêu hóa chậm: làm tăng lượng đường trong máu của bạn theo cách chậm hơn, tạo mức năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, điều này có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tối đa và có thể trở nên quá tải.

Mỗi loại thức ăn sẽ có thời gian tiêu hóa khác nhau, cụ thể:

  • Nước lọc: thời gian tiêu hóa gần như là ngay lập tức.

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Vai trò của nước trong cơ thể người bao gồm loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động. Vì vậy, chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày (1.5~2 lít/ngày tùy thể trạng từng người).

tieuhoa-nuoc
  • Nước ép rau củ và trái cây: thời gian tiêu hóa từ 15~20 phút.

Hầu hết các loại trái cây đều có ít chất béo, natri và calo, không có cholesterol. Trái cây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được tiêu thụ ít, bao gồm kali, chất xơ, vitamin C và folate (axit folic/vitamin B9)…

tieuhoa-ep
  • Rau củ ăn sống: tiêu hóa sau 30 - 40 phút. Ớt chuông, cà rốt, dưa chuột, tỏi, các loại hạt… là những loại rau củ quả rất tốt khi ăn sống.
tieuhoa-raucu
  • Cá: tiêu hóa sau 45-60 phút. Cá chứa nhiều vitamin D, E, canxi, Omega-3, DHA… có lợi cho tim mạch, thị giác, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, nên ăn ít nhất ba lần mỗi tuần.
tieuhoa-ca
  • Các loại củ nhiều tinh bột: mất khoảng 1,5-2 giờ để tiêu hóa hết.

Củ dền, củ cải đường, khoai tây, bí, khoai lang, ngô ngọt…cung cấp năng lượng, chất xơ và khoáng chất, cũng như tăng cảm giác no giúp chúng ta duy trì trạng thái cân nặng vừa phải.

tieuhoa-tinhbot
  • Các loại ngũ cốc/các loại hạt: mất 2 giờ để tiêu hóa.

Ngũ cốc/các loại hạt mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe: giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ béo phì, giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, tăng cường hệ tiêu hóa, giảm tình trạng viêm, giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ tử vong do bệnh mãn tính…

tieuhoa-hat
  • Sữa và các loại chế phẩm từ sữa: có thời gian tiêu hóa là 2 tiếng.

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ sữa là những thực phẩm thiết yếu, có nguồn dinh dưỡng cao như chất béo, protein, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Từ đó giúp cơ thể phát triển, nâng cao khỏe mạnh và tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

tieuhoa-sua
  • Thịt gà: mất khoảng 2 giờ để tiêu hóa hết.

Thịt gà là loại thực phẩm cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo.

Thịt gà giúp ngừa bệnh viêm khớp cũng như các bệnh liên quan đến xương. bảo vệ trái tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Vitamin B6 có trong thịt gà làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn mà không giữ lại hàm lượng chất béo và giúp giảm cân hiệu quả. Niacin có trong thịt gà là một vitamin thiết yếu giúp chống lại ung thư.

Thịt gà rất giàu retinol, alpha và beta-carotene, lycopene có nguồn gốc từ vitamin A, vì thế rất tốt cho sức khỏe của mắt.

tieuhoa-thitga
  • Thịt bò: mất 3 giờ để tiêu hóa.

Thịt bò là thực phẩm giàu protein chất lượng cao có tác dụng duy trì và phát triển khối lượng cơ bắp. Ngoài ra, thịt bò còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng đa dạng như vitamin B12, kẽm, sắt... cũng như một số hoạt chất tính sinh học (taurine, creatine...).

tieuhoa-thitbo
  • Thịt cừu: mất 4 giờ để tiêu hóa.

Thịt cừu là nguồn cung cấp protein, khoáng chất và vitamin dồi dào, giúp nuôi dưỡng cơ bắp, cải thiện hiệu suất vận động và phòng ngừa thiếu máu.

tieuhoa-thitcuu
  • Thịt lợn: mất 5 giờ để tiêu hóa.

Thịt lợn cung cấp photpho, kali, nicaxin, vitamin B6, vitamin B12, kẽm...

tieuhoa-thitlon

Các chuyên gia khuyên rằng tránh ăn thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi mới tiêu thụ thức ăn tiêu hóa chậm, vì lúc này quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và dạ dày có thể quá tải.

Bữa ăn sáng và bữa tối nên đơn giản hơn với các sản phẩm được tiêu hóa nhanh chóng, điều này sẽ giúp cơ thể được tăng cường năng lượng ngay sau bữa sáng và để cho dạ dày của bạn được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả, hạt, trái cây, chất đạm thì có cá và thịt gà để có thời gian tiêu hóa ngắn và giảm áp lực cho dạ dày.