Đã sao chép liên kết
Thứ 5, 21/11/2024 - TP HCM 33° C TP. Hồ Chí Minh

Công Dụng Của Rau Má

Rau má một loài cây thân thảo, nó được sử dụng phổ biến như một loại rau cũng như một vị thuốc trong y học vì dược tính của nó.

Công Dụng Của Rau Má

1. Đặc điểm của cây rau má

Rau má còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo, là một loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Úc, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.

Thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái:

  • Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thành chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân. Có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.
  • Thân mảnh khảnh và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
  • Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm, lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
  • Hoa rau má có màu trắng hoặc từ hồng nhạt đến phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất, có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa trên mỗi bông hoa. Hoa lưỡng tính.
  • Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

Tuy cây có hoa (lưỡng tính) và tạo quả thường vào tháng 4 đến tháng 6 nhưng rau má thường nhảy nhánh (sinh sản vô tính) nên tốc độ sinh trưởng của rau má rất cao.

Có sự khác nhau giữa hình dáng rau má như to hay nhỏ, cao hay thấp, khằn hay mướt... là do sự khác nhau giữa các vùng khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, hình thức canh tác hay mọc tự nhiên...và kèm theo đó là vị rau cũng sẽ khác nhau.

Chất có trong rau má gồm có: nước, đạm, tinh bột, cellulose, vitamin C, vitamin B1, canxi, phospho, sắt, beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, kali, kẽm…

2. Rau má có tác dụng gì?

Rau má thường được dùng để ăn sống, nấu canh, ăn lẩu, làm nước ép. Ngoài ra, loại rau này còn mang một số giá trị dược tính hữu ích:

  • Rau má giúp giải nhiệt, hạ sốt và mát gan: theo Đông y, rau má được biết đến như loại thảo dược có hàn, cay, đắng với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc…rau má được sử dụng làm nước ép nguyên chất hoặc xay chung với đậu xanh uống giúp thanh nhiệt cơ thể, mát gan, hạ sốt.
  • Rau má giúp cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong rau má có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong đó có ruột và đại tràng, cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.
  • Rau má giúp chữa lành các vết thương khá nhanh: hợp chất Triterpenoids có trong rau má có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Sử dụng rau má giã nát nhuyễn sau đó đắp lên da có thể giảm sưng tấy và làm mát vết thương.
  • Rau má giúp tăng cường trí nhớ và thị lực: theo dân gian, sử dụng 3-5 gam rau má rửa sạch sau đó sấy khô và tán thành bột mịn. Sử dụng bột này uống với sữa sẽ giúp tăng cường trí nhớ hỗ trợ khả năng tập trung trong học tập và công việc. Hơn nữa, rau má còn giúp tăng cường thị lực.
  • Rau má giúp thanh lọc và thải độc cơ thể: thành phần hoạt chất trong rau má kích thích cơ thể đào thải độc tố, muối, nước và thậm chí có bao gồm cả chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này có tác dụng giúp giảm bớt áp lực đối với thận, đồng thời độc tố được thải nhanh chóng hơn, và giúp cơ thể cân bằng dịch tạo trạng thái khỏe mạnh hơn.
  • Rau má giúp làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai: theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, rau má chứa các thành phần như Asiaticosid, Aciatic acid, Medecassic acid có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da, ngừa viêm, mờ thâm sẹo. Chị em có thể uống nước rau má, dùng lá rau má đã giã nhỏ đắp vào vùng da bị rạn để cải thiện tình trạng. Nếu không có thời gian, chị em có thể sử dụng các sản phẩm ngừa rạn chiết xuất từ rau má.
  • Rau má giúp trị mụn, đẹp da: trong rau má có chứa Saponin, đây là thành phần có tác dụng phục hồi những vùng da bị tổn thương do mụn gây ra và chữa lành những vết sẹo mới hình thành. Các vitamin A, C giúp da đẩy lùi các sắc tố melanin, giúp da xóa mờ thâm nhanh chóng, làm cho da sáng và đều màu hơn. Có thể sử dụng rau má làm nước ép, làm mặt nạ (pha nước cốt rau má với mật ong hoặc sữa chua không đường).
  • Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

3. Ăn rau má đúng cách

Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua… Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.
  • Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư.

Trước khi sử dụng rau má, bạn nên được tư vấn từ bác sĩ hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ không nên sử dụng rau má hoặc nếu sử dụng phải được sự đồng ý của bác sĩ:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn chuẩn bị để mang thai, đang có thai và nuôi con bú: rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má quá nhiều có thể khiến phụ nữ giảm khả năng mang thai.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: những người bệnh này nên sử dụng rau má thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường huyết.
  • Những người sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần: rau má có thể làm giảm tác dụng tương tác của thuốc với cơ thể.
  • Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng rau má quá nhiều.
  • Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp.

Giá Vàng Hôm Nay
Cập Nhật: Cập nhật lúc 16:40:08 21/11/2024
Sản phẩm
Triệu đồng/lượng
Giá mua Giá bán
Vàng SJC 1L, 10L, 1KG 83.700 86.200
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 83.700 85.600
Nữ trang 99,99% 83.600 85.200
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Cập Nhật: 21/11/2024 16:38
Ngoại Tệ Giá mua Giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 26,121.19 26,385.04 27,553.41
USD 25,170.00 25,200.00 25,504.00
  ĐỜI SỐNG
  DU LỊCH