Thời tiết chuyển biến thất thường, nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục sẽ khiến cơ thể chúng ta dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng…
Thay vì sử dụng các liều thuốc tây để điều trị, chúng ta có thể tăng cường sử dụng trái cây giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các virus vi khuẩn gây bệnh.
Là loại trái cây cung cấp nhiều nước và vitamin C cho cơ thể. Vitamin C có trong quả cam sẽ giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm lượng cholesterol xấu ở trong máu.
Ngoài ra, quả cam có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá như beta-carotene, lycopene, vitamin A, flavonoid mang lại lợi ích chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn.
Là loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất (vitamin A, vitamin K, B6, mangan, thiamine, choline, canxi, phốt pho, kẽm, selen), đặc biệt là vitamin C.
Vitamin C trong quả dứa vừa đóng vai trò là một chất chống oxy hoá mạnh vừa là nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa được các loại virus vi khuẩn gây bệnh.
Chúng ta nên ăn dứa với lượng vừa phải vì trong dứa có chứa nhiều đường glucose, saccarose có thể làm tăng đường huyết đột ngột. Và đồng thời hạn chế được tình trạng môi, lưỡi và má trong xuất hiện triệu chứng đau rát (do enzyme bromelain phân huỷ protein ở khoang miệng).
Là một trong những loại trái cây rất giàu vitamin C, trong 100gram ổi có chứa khoảng 160mg vitamin C (cao hơn cả lượng vitamin C có trong quả cam và cao gấp hai lần so với nhu cầu sinh học của con người). Thường xuyên ăn ổi có thể cải thiện hệ thống miễn dịch giúp cơ thể tránh xa các mầm bệnh và nhiễm trùng.
Tuy nhiên, ăn ổi dễ gây ra chứng đầy hơi vì nó rất giàu đường fructose, nên cân nhắc sử dụng với lượng thích hợp (tầm khoảng 70g/ngày).
Hạt của quả ổi tuy có nhiều lợi ích sức khoẻ như chống oxy hoá, hỗ trợ huyết áp nhưng vì đặc tính là cứng và khó tiêu nên những người có hệ tiêu hoá kém không nên ăn hạt ổi.
Là một loại trái cây với nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Theo một vài nghiên cứu, lượng vitamin C có trong quả kiwi nhiều gấp đôi quả cam, có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các bệnh cúm hoặc cảm lạnh.
Kiwi cũng giàu chất xơ, kali, magie, kẽm, folate và vitamin K.
Lượng lớn vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt hơn, giảm thiểu việc mắc các bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm… Ngoài ra, đu đủ còn chứa vitamin B, kali và folate là những dưỡng chất cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên, những người bị cảm cúm cần phải ăn đu đủ chín. Tránh ăn hạt đu đủ vì nó có thể gây co thắt dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Dâu tây chứa lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể. Có nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C có trong dâu tây còn cao hơn cả táo và cam.
Do hàm lượng vitamin C rất cao nên dâu tây còn tác dụng bổ mắt, giảm quầng thâm, có lợi cho dạ dày. Ngoài ra, trong dâu tây còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất như vitamin B6, E, kali, folate (vitamin B9) …hỗ trợ nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể.
Vitamin C có trong chuối giúp cơ thể chúng ta chữa lành các tổn thương tế bào và mô, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, hỗ trợ sức khỏe não bộ. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều protein, vitamin B6…giúp giảm mệt mỏi, trầm cảm, căng thẳng. Vì vậy, ăn 1 quả chuối sau bữa ăn 30 phút sẽ giúp cơ thể củng cố sức đề kháng, hạn chế được nhiều bệnh như cảm cúm, mất ngủ…
Tuy nhiên, chuối chứa nhiều tinh bột và đường nên có thể gây tăng lượng đường trong máu, những người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn nhiều chuối đã chín kỹ.
Táo tuy có hàm lượng protein thấp nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng (vitamin C, A, canxi, sắt, các chất xơ cần thiết hàng ngày).
Hàm lượng chất chống oxy hoá có trong táo tương đương với 1.500 mg vitamin C, có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus vi khuẩn gây bệnh.
Ăn 1 quả táo mỗi ngày sẽ giúp tránh xa bác sĩ. Ăn 2 quả táo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Nên chọn táo tươi bởi vì chúng rất giàu pectin (một chất xơ hòa tan) ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột và chất pectin này sẽ bị phá hủy khi táo chín.
Một vài lưu ý nhỏ khi chúng ta ăn táo:
Ngoài những loại trái cây kể trên, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại trái cây khác như cherry, hồng, quýt, bưởi,...
Mặc dù trái cây mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng chúng ta không nên ăn trái cây khi bụng đói và ngay sau ăn (cần đợi ít nhất 30 phút). Những trường hợp bị đau dạ dày có thể sử dụng viên vitamin C tổng hợp với “3 không” để thay thế: không đường, không chứa chất dạng sủi và không chứa axit citric.