Đã sao chép liên kết
Thứ 6, 18/10/2024 - TP HCM 31° C TP. Hồ Chí Minh

Những bộ phận của lợn không nên ăn

Thịt lợn (thịt heo) và các chế phẩm từ lợn là một trong những loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Với đặc tính là chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau với đa dạng hương vị và dinh dưỡng. Tuy nhiên, sẽ có 1 vài bộ phận của lợn được xem là “không tốt” cho sức khỏe mà chúng ta nên lựa chọn kỹ cũng như hạn chế sử dụng thường xuyên nhé.

1. Gan

Gan lợn là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Với giá trị dinh dưỡng như vậy, việc ăn gan có thể giúp phòng ngừa hay điều trị thiếu máu, suy nhược, có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị quáng gà, giúp sáng mắt, ngăn ngừa khô mắt, phòng tránh mỏi mắt, còi xương...

Tuy nhiên, gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Gan cũng có hàm lượng cholesterol cao nên nguy cơ bị tăng mỡ máu nếu ăn nhiều. Vì thế, gan sẽ tốt khi chúng ta ăn vừa đủ, nhiều nhất là 2 lần mỗi tuần. Khi lựa chọn mua gan cần tránh những lá gan đã bị hỏng, nên chọn loại có màu sáng, không quá thâm hay có đốm trắng, vàng. Đặc biệt không ăn gan chưa qua chế biến và cần sơ chế kỹ, nấu chín kỹ để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn.

gan

2. Phổi

Lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất (dũi đất) nên chúng hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Phổi được xem là nơi dễ dàng tích tụ và lắng đọng các chất độc hại và không dễ làm sạch do cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang. Vì vậy, việc ăn phổi lợn không qua sơ chế đúng cách và ăn thường xuyên sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể tăng và có khả năng bị ngộ độc.

phoi

3. Lòng

Lòng lợn chứa nhiều đạm, tuy nhiên lợn là loại động vật ăn tạp, chủ yếu là “cơm thừa canh cặn”, vì vậy mà ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa, nơi tập trung của vô vàn các loại ký sinh trùng và vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Lòng lợn nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

long

4. Thịt quanh cổ lợn

Theo chuyên gia, hàm lượng chất béo trong thịt cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ lợn cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

thit-quanh-co-lon

5. Da

Protein trong da lợn rất khó tiêu. Da lợn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu, sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.

Thông thường, da lợn sẽ được xử lý bằng cách cạo lông. Tuy nhiên, việc cạo lông lợn sẽ làm cho 1 phần chân lông còn nằm lại trên da, sẽ làm tổn thương hệ mao mạch ruột khi chúng ta tiêu hoá.

Bên cạnh đó, nếu không được xử lý và chế biến sạch sẽ, nang lông ở da lợn sẽ đưa nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể.

da

6. Tiết canh

Trong số các thực phẩm có bổ sung sắt (phòng ngừa bệnh thiếu máu, bổ máu), huyết lợn đứng đầu danh sách lựa chọn. Ngoài ra, trong huyết lợn có chứa thêm vài vi khoáng khác như vitamin K, vi lượng Coban. Miễn là lợn khỏe mạnh, không ốm thì các sản phẩm làm từ huyết của nó là có thể sử dụng được.

Huyết lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh. Không nên dùng huyết lợn chưa được chế biến chín, vì nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh liên cầu khuẩn rất nguy hiểm. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang vi trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ có một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập cơ thể người và gây bệnh.

Không dùng huyết lợn (kể cả đã nấu chín) lấy từ lợn mắc bệnh.

tiet-canh