"Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn sữa được tiết ra từ vú của người mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời mà không cần bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm nào khác, kể cả sữa công thức, nước trái cây hoặc nước lọc.
Từ 6 tháng tuổi, trẻ nên bắt đầu ăn thực phẩm bổ sung đầy đủ và an toàn. Đồng thời tiếp tục bú sữa mẹ cho đến khi được 1 tuổi hoặc lâu hơn nếu cả mẹ và bé đều muốn. Và nên bắt đầu sớm nhất là 1 giờ sau sinh.
Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là từ 10 -15 ngày sau sinh, cụ thể:
Nước
Sữa mẹ có khoảng 90% là nước. Cơ thể con người phụ thuộc vào nước để hoạt động bởi nước giúp duy trì quá trình hydrat hóa, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn khớp và bảo vệ các cơ quan. Việc bú sữa mẹ cung cấp đủ lượng nước cần thiết để trẻ sơ sinh sinh tồn và phát triển.
Sữa đầu thường nhiều nước, lactose, protein nên trong hơn, nhìn trông loãng. Còn sữa tiết sau cữ bú thì giàu chất béo, vi khoáng nên trông sẽ đặc hơn.
Chất béo (Lipid)
Là thành phần quan trọng trong sữa mẹ, là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Chất béo có vai trò là nguồn cung cấp calo chính, giúp cơ thể bé dễ hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Là dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng.
Thêm vào đó, các chuỗi axit béo còn rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, võng mạc và giúp hệ miễn dịch của bé được khỏe mạnh, hoàn thiện theo thời gian.
MHO cũng làm một loại acid béo ngắn trong sữa mẹ có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của bé, giống như tác dụng của chất xơ (trong sữa mẹ không có chất xơ). Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù bé đi nhiều lần 2 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mềm, vàng không bị vón cục.
Chất đạm (Protein)
Sữa mẹ chứa hai loại protein là khoảng 60% whey và 40% casein. Chất đạm cung cấp amino acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hormone, tạo các men cần thiết.
Whey (a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immunoglobulin ...): bên cạnh chức năng dinh dưỡng, whey protein có chức năng bảo vệ, đào thải chất dư thừa, cặn bã, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Whey protein sữa mẹ ở dạng lỏng giúp trẻ tiêu hóa và hấp dụ thễ dàng trong ruột giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể... Lactoferrin có tác dụng vận chuyển sắt đi khắp cơ thể trẻ, giúp bảo vệ ruột của trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng.
Casein: có chức năng chính là đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm như đậu phụ dễ tiêu hóa hấp thụ. Sữa công thức có tỷ lệ casein lớn hơn khiến trẻ khó tiêu hóa hơn.
Chất bột đường (Carbohydrate)
Đường lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tặng trưởng, phát triển của bé. Lactose và oligosaccharide được xem là 2 carbohydrate quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ có tác dụng giúp giảm số lượng lớn vi khuẩn có hại trong dạ dày; thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong dạ dày để trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt đồng thời giúp cải thiện sự hấp thu canxi, photpho và magie; giúp chống lại bệnh tật; hỗ trợ sự phát triển của não bộ.
Sữa mẹ chứa nhiều carbohydrate hơn sữa bò.
Kháng thể (thụ động)
Globulin miễn dịch (immunoglobulins) hay còn gọi là huyết thanh miễn dịch là kháng thể chống lại bệnh tật. Mỗi cữ bú có hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch được đi vào cơ thể của trẻ. Vì sở hữu chất miễn dịch tự nhiên này nên sữa mẹ được coi là vắc xin đầu tiên của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tai, nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác.
Vitamin và khoáng chất
Sữa mẹ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể trẻ cần có để phát triển khỏe mạnh như sắt, kẽm, canxi, natri, clorua, magie, selen, vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), vitamin tan trong nước (C, riboflavin, niacin và axit pantothenic).
Chúng giúp cho trẻ có một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh; thúc đẩy chức năng cơ, thần kinh và trí não của trẻ phát triển.
Men và hormone
Sữa mẹ bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.
Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo. Vì vậy chúng giúp bé dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.
Enzym
Một số enzym quan trọng được tìm thấy trong sữa mẹ rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Enzym hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ bằng cách phân hủy chất béo hoặc protein, một số loại khác hỗ trợ hệ miễn dịch.
Sữa mẹ đến từ tuyến vú bên trong ngực của mẹ. Những tuyến này có một số bộ phận phối hợp với nhau để sản xuất và tiết sữa, gồm có:
Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Cơ chế sản xuất sữa mẹ của cơ thể là tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sinh sữa. Cụ thể:
Estrogen và Progesterone tăng lên khiến ống dẫn sữa phát triển về số lượng và kích thước, giúp bầu ngực của mẹ trở nên đầy đặn hơn, tuyến vú phát triển, sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Hai loại hormone này được giải phóng bởi nhau thai trong quá trình mang thai. Estrogen có chức năng làm tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa, còn progesterone giúp phát triển nang và thùy tuyến sữa. Estrogen và progesterone hàm lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Khi em bé chào đời, nhau thai đã bong, hàm lượng các hormone này tự động giảm xuống, báo cho cơ thể biết đã đến thời điểm tạo sữa.
Prolactin giúp sản xuất sữa: khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Porlactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. Càng cho bé bú nhiều sữa, cơ thể mẹ sẽ tạo ra càng nhiều sữa để thay thế. Hormone prolactin sẽ kiểm soát lượng sữa cơ thể mẹ sản xuất. Phải mất khoảng 30 giây sau khi bé bú mới xảy ra hiện tượng chảy sữa, còn gọi là “xuống sữa”.
Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Hormone oxytocin được giải phóng khi em bé bắt đầu kéo núm vú và hút. Nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. Phản xạ phun sữa dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này.
Ngoài tác dụng giải phóng sữa khỏi bầu ngực, oxytocin còn giúp làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp tử cong thu nhỏ về kích thước ban đầu và hạn chế xuất huyết sau sinh.
Ức chế tiết sữa: trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng lớn sữa đọng lại trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy, để vú tạo nhiều sữa thì mẹ cần luôn làm rỗng vú bằng cách cho bé bú thường xuyên hoặc vắt sạch sữa, tránh tình trạng “để dành sữa”.
Sữa non: là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ, xuất hiện từ quý 2 của thai kỳ và kéo dài tới sau khi sinh khoảng 2 – 4 ngày. Loại sữa này có màu vàng hoặc màu kem, đặc dính, rất giàu dinh dưỡng và các kháng thể. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành. Sữa non đã có sẵn trong vú ngay sau khi trẻ sinh ra, nên cho bé bú trong 1 giờ đầu sau sinh.
Trong sữa non chứa nhiều protein, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và globulin miễn dịch. Globulin miễn dịch là kháng thể truyền từ mẹ sang con, cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh do vi khuẩn và virus.
Sữa chuyển tiếp: xuất hiện sau sữa non và kéo dài khoảng 2 tuần. Hàm lượng sữa chuyển tiếp gồm có chất béo, lactose và vitamin tan trong nước. Sữa chuyển tiếp chứa nhiều calo hơn sữa non, màu sẽ chuyển từ vàng sang trắng.
Sữa trưởng thành: là sữa cuối cùng được sản xuất ra, 90% trong đó là nước để giúp trẻ sơ sinh luôn đủ nước, 10% còn lại gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Lượng sữa đầu trong ngày thường có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau đó, sữa mẹ đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục.
Có 2 loại sữa trưởng thành:
Sữa mẹ có mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, không quá mặn hay quá ngọt. Sữa mẹ có vị gì sẽ rất khác nhau tùy theo cơ địa của các mẹ, cũng như chế độ ăn uống của họ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Sự khác nhau trong thực đơn ăn uống của các mẹ sẽ dẫn tới vị sữa tiết ra cũng sẽ không hề giống nhau. Những loại thực phẩm sau đây sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới đặc tính nguyên bản của sữa mẹ, bao gồm:
Cho bé:
Cho mẹ:
Sữa mẹ sau khi vắt, nếu để ở nhiệt độ thường khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4 - 6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6 - 8 giờ. Sữa mẹ được lưu trữ trong ngăn thường của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ.
Nếu bảo quản trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần. Khi lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận 6 tháng.
Sau khi được bảo quản lạnh, mẹ có thể hâm nóng cho bé bú bằng cách sử dụng nước nóng hoặc các thiết bị chuyên dụng như máy hâm sữa.
Khi bé đang đói, bé sẽ mút ngón tay, di chuyển tay chân liên tục, dúi đầu vào ngực người bế. Dấu hiệu cuối cùng là quấy khóc khi bé muốn bú sữa mẹ.
Khi đã no, bé sẽ có một vài cử chỉ để mẹ biết như mím môi, quay đầu sang hướng khác, nhè núm vú hoặc thiu thiu ngủ, bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, hầu hết trẻ sơ sinh bú ít nhất 8 - 12 lần trong 24 giờ hoặc sau 2 - 3 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu cho đến khi bắt đầu bú lần tiếp theo).
Nhiều trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 10 - 15 phút cho một bên vú. Thậm chí, thời gian bú có thể dao động từ 60 - 120 phút một lần bú. Một số bé đòi bú cả hai bên ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên. Trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên.
Hãy để bé tự đặt lịch trình của riêng mình.
Cơ thể mẹ cần thêm khoảng 450-500 lượng calo mỗi ngày để tạo sữa cho bé. Mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, axit folic, vitamin (A, B, C, D…):
Ngoài ra, mẹ bầu cần:
Dinh dưỡng sau sinh quan trọng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên không ăn ngon, chán ăn sau sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa và hồi phục sau sinh. Bà mẹ dễ rơi vào suy dinh dưỡng sau sinh, mất sức sau sinh không hồi phục.
Sản phẩm Triệu đồng/lượng |
Giá mua | Giá bán |
---|---|---|
Vàng SJC 1L, 10L, 1KG | 83.700 | 86.200 |
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ | 83.700 | 85.600 |
Nữ trang 99,99% | 83.600 | 85.200 |
Ngoại Tệ | Giá mua | Giá bán | |
---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | ||
EUR | 26,121.19 | 26,385.04 | 27,553.41 |
USD | 25,170.00 | 25,200.00 | 25,504.00 |