Đã sao chép liên kết
Thứ 5, 21/11/2024 - TP HCM 33° C TP. Hồ Chí Minh

Những bộ phận của tôm không nên ăn

Tôm là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, omega 3, vitamin và khoáng chất... Ngoài ra, tôm còn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho xương khớp và hệ tim mạch. Tuy nhiên, sẽ có một vài bộ phận của tôm chúng ta không nên ăn để hạn chế tác động xấu đối với sức khoẻ.

1. Đầu tôm

Chúng ta thường nghĩ rằng ăn đầu tôm sẽ tốt, giúp thông minh. Vì vậy mà khi ăn tôm, không ít người còn giữ lại đầu tôm với nguyên các bộ phận, xay vụn để nấu canh, luộc lấy nước dùng hoặc chiên xù chấm sốt. Tuy nhiên, cần phải làm sạch phần đầu tôm trước khi chế biến, sử dụng để loại bỏ hết độc tố có bên trong.

Hệ tiêu hóa của tôm gồm: dạ dày, gan tuỵ và đường ruột. Dạ dày, gan tuỵ của tôm nằm ngay trong khoang đầu, là nơi chứa thức ăn khi tôm kiếm mồi. Hệ tiết niệu của tôm gồm có thận, bàng quang và niệu đạo dẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và cũng nằm ở phía đầu của tôm.

nhung-bo-phan-cua-tom

Tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của tôm khá đa dạng gồm: côn trùng, tảo, ấu trùng của ký sinh trùng (giun, sán), xác động vật và thực vật thối rữa. Như vậy, đầu tôm là nơi chứa rất nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và đặc biệt là các chất tăng trọng còn sót lại trong chăn nuôi.

Khi ăn đầu tôm, chúng ta không chỉ vô tình “nạp” các chất bẩn mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đặc biệt là phụ nữ mang thai, nếu ăn đầu tôm trong thời gian dài sẽ bị nhiễm kim loại nặng như asen (thạch tín), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, trước khi ăn tôm, chúng ta cần loại bỏ hết phần tạp chất trong khoang đầu tôm để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Có thể tham khảo video dưới đây để có thể lấy chất bẩn ra khỏi đầu tôm một cách nhanh nhất.

Một điểm cần lưu ý khi mua tôm là chúng ta cần chọn những con còn tươi, hạn chế chọn những con có đầu tôm bị chuyển màu đen, bởi phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết và đây cũng là dấu hiệu cho thấy tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng.

nhung-bo-phan-cua-tom-dau-tom

2. Đường chỉ tôm

Bộ phận thứ 3 của hệ tiêu hóa của tôm là đường ruột, là đường chỉ màu đen hoặc trắng chạy dọc lưng tôm, còn được gọi là đường chỉ tôm.

Đây chính là đường tiêu hoá của tôm, thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theo ruột và chất thải được đẩy ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm. Ruột tôm chứa rất nhiều chất thải, vì vậy chúng ta không nên ăn, đặc biệt là không nên ăn sống.

nhung-bo-phan-cua-tom-duong-chi-tom

3. Vỏ tôm

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng vỏ tôm chứa rất nhiều canxi, ăn nhiều để tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, hàm lượng canxi chỉ tập trung chủ yếu ở thịt tôm, độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần chitin. Đây là một dạng polymer giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật giáp xác cứng cáp.

Nếu ăn vỏ tôm nhiều có thể gây ra các phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hoá và bị hóc.

nhung-bo-phan-cua-tom-vo-tom