Ở mỗi giai đoạn, phân của bé sẽ không giống nhau và còn khác nhau giữa từng em bé cụ thể. Màu sắc phân của trẻ sơ sinh khá đa dạng và đây cũng là cách cơ thể trẻ biểu lộ tình trạng sức khỏe của bản thân.
Từng trẻ riêng biệt ứng với mỗi giai đoạn phát triển và chế độ dinh dưỡng khác nhau sẽ có số lần đi ngoài trong ngày khác nhau. Những trẻ bú sữa mẹ thường sẽ đi ngoài nhiều lần hơn trẻ bú sữa ngoài.
Thông thường, ở trẻ sơ sinh bú mẹ, trẻ có thể đi ngoài ít nhất khoảng 3-4 lần/ngày và có thể lên đến 12 lần/ngày. Ở trẻ bú sữa công thức, trẻ có thể đi ngoài 1-4 lần/ngày với phân đặc hơn.
Trẻ sơ sinh vài ngày tuổi có lượng phân tỷ lệ thuận với lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bổ sung nhiều sữa nhưng lượng phân của trẻ lại không tương xứng nhưng bé vẫn phát triển tốt, không khó chịu và bụng không to lên quá nhiều sau khi bú sữa thì bé vẫn đang đi ngoài bình thường.
Phân của các em bé sơ sinh những ngày đầu rất ít có mùi hôi, tuy nhiên sau một khoảng thời gian, ruột của bé bắt đầu hình thành nên hệ vi khuẩn, dần dần phân của trẻ sơ sinh sẽ trở nên hôi hơn.
Hầu hết các em bé sơ sinh không có biểu hiện gì hoặc chỉ hơi nhăn mặt/đỏ mặt lúc đi đại tiện. Tuy nhiên khi trẻ khóc to mỗi lần đi ngoài rất có khả năng bé bị đau, nếu tình trạng này tiếp diễn ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
∘ Màu phân xanh đen
Ở những lần đi ngoài đầu tiên, trẻ chủ yếu đi phân su có màu xanh đen, không mùi, đặc và rất dính. Phân su bao gồm dịch ối, các tế bào da, lông tóc và các chất khác được trẻ nuốt vào khi còn trong bụng mẹ từ tuần thai thứ 24. Thông thường, trẻ đi ngoài phân su sau khi được bú sữa non – lượng sữa đầu tiên của mẹ, có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng giúp hệ đường ruột đẩy phân su ra ngoài dễ dàng hơn.
Trẻ đi ngoài phân su là hiện tượng sinh lý bình thường, là dấu hiệu cho thấy hệ đường ruột của trẻ đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài phân su trong vòng 48 giờ đầu đời, ba mẹ cần liên hệ với các bác sĩ sớm.
Ở điều kiện bình thường, giai đoạn bé đi ngoài phân su chỉ kéo dài vài ngày đầu tiên sau khi sinh, khi bé bú sữa non. Sau đó, phân của trẻ sẽ dần chuyển sang các màu khác nhau như xanh, nâu sẫm hoặc vàng (màu vàng mù tạt, có hạt hoặc màu vàng sáng, vàng nâu).
∘ Màu phân vàng
Phân trẻ sơ sinh khi được bú mẹ: sau khi đẩy hết phân su ra ngoài, phân của trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ chuyển dần sang màu vàng sáng, lỏng. Trẻ cũng sẽ đi ngoài thường xuyên hơn, trung bình 4 – 6 lần/ngày, có thể đi ngay trong khi bú hoặc sau khi được bú mẹ.
Phân trẻ sơ sinh khi bú sữa công thức (sữa ngoài): sẽ có mùi nồng, đặc và nhiều hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Màu phân của trẻ có thể có màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu, rám nắng, khá giống màu bơ đậu phộng. Tần suất đi ngoài của trẻ thường sẽ dao động trong khoảng 1 – 4 lần/ngày. Một số trẻ uống sữa công thức, phân có thể có màu vàng hoặc hơi xanh.
∘ Màu phân nâu lục nhạt
Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức, bắt đầu tiêu hóa hiệu quả hơn, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu nâu lục nhạt. Lúc này, mẹ có thể nhận thấy trẻ bú được nhiều sữa hơn trong mỗi lần bú.
Ngoài ra, mẹ có thể bắt gặp tình trạng trẻ đi ngoài phân màu lục nhạt khi bước qua giai đoạn tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ cần phải hoạt động năng suất hơn và nguồn thực phẩm trẻ tiêu thụ mỗi ngày cũng sẽ đa dạng hơn. Do đó, không chỉ là màu lục nhạt, phân của trẻ còn có thể có các màu khác như cam, vàng hay có màu như nho khô.
∘ Màu phân nâu sẫm
Thông thường, phân của trẻ dần chuyển sang màu nâu sẫm và bắt đầu giống với phân của người lớn khi trẻ chuyển qua ăn các thức ăn đặc và thô hơn.
∘ Màu phân xanh lá cây đậm
Màu phân này thường xuất hiện khi ba mẹ bổ sung sắt cho trẻ hay cho trẻ uống sữa công thức chứa nhiều sắt. Sự thay đổi này được đánh giá là một hiện tượng bình thường nên ba mẹ không nên lo lắng quá.
∘ Phân có bọt màu xanh lá cây sáng
Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Các chuyên gia cho biết, khi mẹ cho con bú sai cách, thường xuyên chuyển đổi bầu vú cho trẻ khi trẻ chưa bú cạn sữa trong bầu vú, trẻ sẽ bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối. Từ đó, cơ thể trẻ hấp thụ nhiều sữa ít chất béo và dưỡng chất hơn sữa có đầy đủ chất béo và dưỡng chất.
Trường hợp mẹ cho con bú dùng thuốc hay ăn nhiều thực phẩm có màu xanh cũng có thể truyền cho trẻ qua sữa mẹ, khiến phân trẻ có màu xanh. Một số loại thuốc dùng trực tiếp cho trẻ sơ sinh cũng có thể khiến phân trẻ có màu xanh.
Ngoài ra, phân màu xanh lá cây sáng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý do virus gây ra. Do đó, ba mẹ nên quan sát các biểu hiện của trẻ, nếu màu phân không cải thiện khi mẹ đã điều chỉnh cách cho trẻ bú hoặc nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
∘ Các màu phân khác
Ngoài các màu phân được nhắc đến ở trên, đôi khi, mẹ có thể bắt gặp hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có màu sắc khác như màu cam vàng, màu đỏ, màu xám hay màu trắng,… Ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa một sắc tố, phân của trẻ có thể sẽ mang sắc tố đó.
Một số trường hợp, phân của trẻ sơ sinh có màu sắc khác như:
∘ Tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khá khó nhận biết hơn người lớn bởi bình thường phân của trẻ khá lỏng và trẻ cũng đi ngoài khá thường xuyên.
Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ lỏng hơn bình thường, thậm chí chỉ toàn nước, có thể rò rỉ ra bên ngoài tã. Đồng thời, tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ tăng lên đột ngột so với ngày thường.
Nếu ba mẹ nhận thấy trẻ tiêu chảy kèm thêm các triệu chứng nguy hiểm như: phân nhầy lẫn máu hoặc có mùi hôi tanh khó chịu; trẻ mệt mỏi, bỏ bú, bị sốt, chướng bụng, nôn ói nhiều, mất nước…thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Lưu ý mất nước là biểu hiện đáng lo nhất của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, có thể nhận biết thông qua các mức độ bên dưới:
Mất nước mức độ nhẹ:
Mất nước mức độ vừa:
Mất nước mức độ nặng:
∘ Táo bón
Là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng. Phân khô cứng không có độ ẩm, vón cục, hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám.
Ngoài ra, trẻ sẽ có một vài dấu hiệu khác như:
Trẻ chỉ bú mẹ rất ít khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo, cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Tuy nhiên, với những trẻ từ 1 đến 6 tháng táo bón do dùng sữa công thức thì nguyên nhân có thể do một thành phần nào đó trong sữa khiến bé bị táo bón.
∘ Trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài ra phân sống là trẻ ăn cái gì là đi ngoài ra cái đó, thức ăn chưa được tiêu hóa một phần hoặc toàn phần khiến phân có mùi chua, lợn cợn hơn bình thường. Phần lớn các trường hợp đều không đáng nguy hiểm bởi hệ đường ruột của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ có thể chưa thể tiêu hóa sữa một cách hiệu quả.
Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng lại đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh và vẫn tăng cân đạt chuẩn thì mẹ không cần điều trị gì, dù con có đi ngoài 4-5 lần một ngày. Những trường hợp này, sau 2 - 3 tháng con sẽ tự hồi phục và khỏe mạnh. Còn nếu trẻ sử dụng sữa công thức đi ngoài phân sống, mẹ cần nghĩ đến khả năng con không phù hợp với loại sữa đang sử dụng, từ đó có những thay đổi giúp bé dễ hấp thu hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp đi ngoài phân sống có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như hội chứng ruột kích thích, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy cấp hay bệnh Celiac. Do vậy, nếu trẻ đi ngoài phân sống kèm theo triệu chứng đau bụng, lờ đờ, chậm phát triển, thiếu nước, đi ngoài phân sống hơn 10 lần mỗi ngày, ba mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ từ y tế.
∘ Trẻ uống sữa công thức đi ngoài phân màu xanh
Tình trạng đi ngoài phân xanh lá thường gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa công thức hơn so với trẻ sơ sinh bú mẹ. Nếu trẻ không có bất thường nào khác, mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là điều bình thường, xảy ra do chất sắt trong sữa chưa được tiêu hóa hết.
Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân xanh, quấy khóc, khó chịu dữ dội, trẻ có thể đang bị dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose. Phân xanh chứa nhiều dịch nhầy có thể là dấu hiệu đường ruột đang bị kích thích, tiêu chảy.
∘ Phân trẻ sơ sinh màu rất nhạt
Phân của trẻ sơ sinh có màu rất nhạt, trẻ có thể đang mắc bệnh vàng da – một hiện tượng thường gặp ở những ngày đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan. Do vậy, khi trẻ đi ngoài phân trắng, nhạt màu, ba mẹ nên thông báo sớm cho bác sĩ, ngay cả khi trẻ sơ sinh không có biểu hiện vàng da.
∘ Trẻ sơ sinh đi phân ra máu
Phân lẫn máu là dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ruột. Ngoài ra, táo bón khiến trẻ phải rặn nhiều, từ đó gây ảnh hưởng đến các mạch máu li ti ở vùng miệng hậu môn, nứt kẽ hậu môn.
Sản phẩm Triệu đồng/lượng |
Giá mua | Giá bán |
---|---|---|
Vàng nhẫn SJC 99,99 | 81.6 | 83.0 |
Hà Nội SJC | 82.0 | 84.0 |
TPHCM SJC | 82.0 | 84.0 |
Ngoại Tệ | Giá mua | Giá bán | |
---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | ||
EUR | 26,604.17 | 26,872.90 | 28,064.07 |
USD | 24,550.00 | 24,580.00 | 24,920.00 |