Để việc vào bếp trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức, hãy bỏ túi ngay những mẹo vặt nhà bếp hữu ích dưới đây:
Để nước dùng ngon ngọt, hầm xương theo tỉ lệ 1 heo : 3 gà (1 ký xương heo thì hầm chung với 3 ký xương gà). Nước hầm sẽ có vị ngọt đậm của xương heo, vị ngọt thanh của xương gà.
Nêm gia vị theo thứ tự mặn-ngọt-thơm-cay. Các gia vị có mùi thơm rất dễ mất mùi và nhạy cảm với nhiệt trong chế biến vì vậy để giúp thực phẩm giữ được mùi vị thơm ngon hài hòa thì chúng ta không nên cho gia vị có mùi thơm vào sớm quá. Trong một số gia vị thơm cũng có vị cay, nóng ấm như: tiêu, quế. Nên vị cay phải được nêm sau cùng để tránh món ăn quá cay cũng không ngon.
Nếu món ăn có vị chua thì nêm theo trình tự: chua-ngọt-mặn-thơm-cay.
Do sử dụng nguồn nước không đủ sạch nên các chất bẩn có trong nước sẽ kết tủa dưới đáy bình và quanh ruột bình. Nên thường xuyên vệ sinh ấm đun để kéo dài tuổi thọ cho vật dụng nhà bếp phổ biến này: đổ 100 ml giấm hoặc nước cốt chanh vào trong bình, sau đó thêm khoảng 1 muỗng cà phê baking soda (nếu nhà có sẵn) cùng 1 lít nước, đun sôi để nguội 30 phút, tiếp đó rửa lại vài lần với nước sạch.
Lưu ý sau khi đun sôi nước, cần để lại một ít nước trong bình vì lúc đó ấm đun vẫn còn đang nóng, rút phích cắm ra sau khi sử dụng và không đổ nước ít hơn hoặc nhiều hơn mức MIN/MAX được ghi bên trong ấm.
Có thể loại bỏ chất béo dư thừa từ các món kho, món hầm và nước sốt dễ dàng bằng cách cho vào đó một vài viên đá. Đá sẽ giúp chất béo đông lại và chúng ta hãy dùng thìa để tách nó ra.
Sử dụng miếng gừng tươi chà lên đáy nồi hoặc đáy chảo trước khi chiên và giữ thực phẩm ráo nước thì sẽ giúp hạn chế được việc bắn dầu khi chiên.
Đặt vỏ bánh mì hoặc đầu hành lá vào trong nồi cơm khoảng 10 phút, mùi khê sẽ giảm rõ.
Bôi 1 chút dầu ăn lên tay trước khi cắt hoặc rắc một chút đường lên tay sau khi cắt xong và để một lúc rồi rửa sạch.
Đun sôi nước trước sau đó cho một chút giấm vào, đun sôi lại rồi cho thịt heo vào luộc.
Sử dụng một chút muối hoặc 1 ít nước chanh hay bả cà phê chà lên tay từ 2~3 phút rồi rửa lại sạch với nước.
Thịt sau khi lấy ra từ tủ lạnh cho vào thau hoặc nồi có nước, sau đó cho vào 1 ít muối và vài giọt giấm trắng, chờ khoảng vài phút là thịt sẽ được rã đông hoàn toàn.
Thả vào nồi một miếng khoai tây sống để nó hấp thụ bớt lượng muối dư thừa.
Gói rau củ trong chiếc khăn giấy ướt hoặc giấy báo trước khi cất vào ngăn mát tủ lạnh. Tương tự, nấm cũng là một loại thực phẩm dễ bị hư hỏng dù được bảo quản trong tủ lạnh, nên gói nấm trong giấy báo để giúp giữ nấm được tươi lâu hơn.
Cho bã cà phê vào một túi vải có dây rút hoặc dùng dây buộc túm phần đầu túi. Tiếp đến bạn treo túi chứa bã cà phê ở gần khu vực nấu ăn. mùi hôi sẽ được loại bỏ và gian bếp cũng sẽ ngập tràn hương cà phê thơm mát.
Lấy khoảng 50g trà ướp hoa đựng vào túi vải nhỏ cho vào tủ lạnh. Tinh chất trong trà sẽ hấp thụ hết mùi hôi trong tủ. Túi trà này có thể sử dụng liên tục khoảng 1 tháng, sau đó bạn có thể lấy trà ra và phơi dưới nắng mặt trời để có thể tiếp tục sử dụng.
Dùng 1 chiếc muỗng inox dài hoặc 1 chiếc đũa (inox/gỗ), cắm sâu xuống hũ đường cho chạm đáy hoặc bỏ vào trong nồi cơm rồi đợi một khoảng thời gian để kiến bò đầy lên muỗng, đũa. Nhẹ nhàng nhấc muỗng, đũa ra khỏi hũ đường và đem ra chỗ khác.
Ngay sau khi gọt vỏ xong, hãy lập tức thả trái cây hay củ quả vào những bát nước muối hoặc chanh đã được chuẩn bị sẵn. Muối cũng như axit trong chanh giúp trái cây, củ quả không bị thâm đen khi tiếp xúc với môi trường.
Hoặc có thể xếp trái cây sau khi gọt vỏ vào hộp đựng thực phẩm, vắt vào 1 vài giọt nước cốt chanh rồi đóng nắp lại và cất vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức sau 1~2 giờ.
Trước khi cắt bánh, ngâm dao trong nước sôi một lúc, rồi dùng dao nóng để cắt. Khi cắt nhớ để mũi dao chúc xuống.
Cho một ít nước vào nồi-xoong-chảo, sau đó cho thêm một ít muối ăn hoặc dầu rửa chén vào rồi đun sôi. Sau khi thấy vết cháy đã bong ra thì hãy tắt bếp và rửa lại các vật dụng này như bình thường.
Rút râu, nội tạng… của mực ra khỏi thân, rửa sạch. Sau đó cho một nhúm trà khô vào nước lanh, đun sôi và thả mực vào luộc đến khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, vớt mực ra và chế biến món tùy thích.
Xới đều cơm, sau đó cho lên trên bề mặt cơm 2 lát bánh mì sandwich, đậy nắp và bật nút nấu lại cơm.
Bánh mì có tính chất là hút nước mạnh nên trong quá trình nấu lại, nước trong cơm sẽ bốc hơi lên và bánh mì sẽ làm nhiệm vụ hút hết lượng nước này, giúp cho cơm ráo nước.