Đã sao chép liên kết
Thứ 5, 21/11/2024 - TP HCM 25° C TP. Hồ Chí Minh

Bệnh Đậu Mùa Khỉ - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lý rất hiếm gặp, gây ra bởi virus đậu mùa khỉ. Bệnh đang có xu hướng lan rộng ở Việt Nam.

Bệnh Bạch Hầu

1. Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus gây ra.

Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ bởi vì bệnh được phát hiện đầu tiên ở đàn khỉ được bắt giữ cho mục đích nghiên cứu năm 1958. Bệnh sau đó được phát hiện ở người năm 1970.

Những người đã được tiêm vắc xin đậu mùa, thậm chí đã tiêm hơn 25 năm trước, đều ít nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi có xu hướng ngày càng gia tăng do con người đang xâm phạm sâu vào môi trường sống của các loài động vật hoang dã mang virus đậu mùa khỉ.

2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 5 đến 21 ngày và quá trình nhiễm bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn virus xâm nhập: kéo dài 5 ngày với các biểu hiện sốt, đau đầu dữ dội, ớn lạnh, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, suy nhược cơ thể.
  • Điểm khác biệt của bệnh đậu mùa khỉ so với các bệnh khác là nổi hạch trong khi các triệu chứng còn lại tương tự bệnh thủy đậu, bệnh sởi hoặc đậu mùa thông thường.

  • Giai đoạn phát ban trên da: biểu hiện từ 1 đến 3 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt và có thể kéo dài 2 - 3 tuần, phát ban tập trung nhiều ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

3. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính:

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm virus.
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh.
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da. Người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới.

Ngoài ra, môi trường sống có thể bị nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ. Chẳng hạn, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người khác chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ có thể bị nhiễm bệnh. Hoặc cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc virus từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt.

Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh.

Tuy tiếp xúc gần với người bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia cho rằng, vẫn chưa thể kết luận được việc căn bệnh này có lây truyền qua đường tình dục hay không.

4. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Đậu mùa khỉ cùng họ với bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn với 2 chủng đậu mùa khỉ phổ biến:

  • Chủng Congo thường có biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%.
  • Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, chủng này biểu hiện ít nghiêm trọng, thường gây tử vong với tỉ lệ 1% người mắc bệnh. Hiện nay các bệnh nhân ở Anh hầu hết mắc chủng đậu mùa Tây Phi.

Theo các tài liệu, các biến chứng thường gặp của bệnh này như sau:

  • Nhiễm trùng da thứ phát
  • Viêm mô não
  • Viêm phế quản phổi
  • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
  • Lú lẫn

Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 1 - 10% so với số người mắc bệnh. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3 - 6%.

Có thể nói, bệnh đậu mùa khỉ tuy khó lây lan giữa người với người hơn so với Covid-19 và các triệu chứng của bệnh cũng không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

5. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

  • Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Không sử dụng thịt động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm định.
  • Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người đang nhiễm bệnh.
  • Cách ly y tế người có triệu chứng bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Hiện chưa có vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh cần được đưa đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và cho hướng điều trị sớm nhất có thể.

Giá Vàng Hôm Nay
Cập Nhật: Cập nhật lúc 18:15:08 21/11/2024
Sản phẩm
Triệu đồng/lượng
Giá mua Giá bán
Vàng SJC 1L, 10L, 1KG 83.700 86.200
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 83.700 85.600
Nữ trang 99,99% 83.600 85.200
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Cập Nhật: 21/11/2024 18:16
Ngoại Tệ Giá mua Giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 26,121.19 26,385.04 27,553.41
USD 25,170.00 25,200.00 25,504.00
  ĐỜI SỐNG
  DU LỊCH