Đã sao chép liên kết
Thứ 7, 14/12/2024 - TP HCM 25° C TP. Hồ Chí Minh

Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trong Kì Kinh Nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà nữ giới phải trải qua, đối diện với việc cơ thể bị ra máu thì chị em phụ nữ còn phải chịu đựng một số cảm giác khó chịu, bức bối. Theo lời khuyên của chuyên gia, việc duy trì các thói quen tốt có thể giúp các chị em trải qua thời kì này một cách nhẹ nhàng.

1. Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là sự bong tróc ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con) ở người phụ nữ. Kinh nguyệt còn được nhắc đến với các tên gọi khác như chu kỳ kinh nguyệt, ngày đèn đỏ, bà dì ghé thăm hay tới tháng. Máu kinh gồm một phần là máu, một phần là mô niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp kéo dài đến 7 ngày cũng là bình thường.

Những ngày hành kinh luôn khiến nhiều chị em phụ nữ uể oải, khó chịu, cơ thể trải qua nhiều thay đổi như: da nổi mụn, đau mỏi lưng, căng tức ngực, thân nhiệt tăng, trướng vùng bụng dưới, tâm trạng thay đổi thất thường…

kinh-nguyet-la-gi

2. Những việc không nên làm khi tới kỳ kinh nguyệt


Tránh đồ ăn mặn

Trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến, việc ăn quá nhiều muối có thể gây tích tụ nước và muối trong cơ thể, không chỉ gây tăng huyết áp mà còn khiến chị em cảm thấy đau đầu, đầy hơi, căng thẳng, dễ cáu gắt và khiến triệu chứng đau bụng kinh nặng nề hơn.

Theo các chuyên gia y tế, chị em nên bắt đầu ăn uống nhẹ nhàng từ 10 ngày trước khi kinh nguyệt đến.


Tránh đồ ăn chua

Ở những người có độ nhạy cảm cao, việc tiêu thụ thực phẩm chua quá mức có thể kích thích hệ thần kinh tự động, gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung. Hiện tượng này có thể gây ra tình trạng huyết kinh tăng nhanh và làm tăng sự khó chịu.


Không sử dụng chất kích thích, sản phẩm có chứa caffeine:

Rượu, bia, chè, thuốc lá, cà phê…chứa nồng độ chất kích thích cao, có thể gây kích thích hệ thần kinh và hệ tim mạch, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, trà xanh, mặc dù là một đồ uống có lợi cho sức khỏe vào những ngày thường, nhưng lại nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh. Trà xanh chứa hàm lượng axit tannic lên đến hơn 30%, chất này có khả năng kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, gây thiếu máu, làm tiêu hao vitamin B và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột. Ngoài ra, lượng caffeine có trong trà xanh cũng có thể gây kích thích cho hệ thần kinh và tim mạch, gây đau bụng kinh và kéo dài thời gian kinh nguyệt, thậm chí có thể làm cho chị em mất nhiều máu hơn.


Tránh đồ ăn cay nóng

Trong suốt thời gian kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng các loại gia vị có tính kích thích mạnh như hạt tiêu, ớt, đinh hương và các loại gia vị cay khác. Những gia vị này có thể gây cảm giác đau bụng mạnh hơn, bị đầy hơi, buồn nôn và cũng có thể làm gia tăng thời gian kinh nguyệt.


Hạn chế ăn thịt đỏ

Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sản xuất ra chất prostaglandin - giúp tử cung co lại, giúp kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, lượng prostaglandin cao có thể gây ra chuột rút. Vì thịt đỏ chứa nhiều prostaglandin nên cần hạn chế ăn trong kỳ đèn đỏ.


Tránh thực phẩm không dung nạp tốt

Nếu có tiền sử không dung nạp lactose, trong chu kỳ kinh nguyệt chị em không nên uống sữa. Việc ăn những thực phẩm không dung nạp trong kỳ đèn đỏ có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,...


Không nên dùng băng vệ sinh, tampon và giấy vệ sinh có mùi thơm

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm có thể khiến âm đạo và vùng kín phụ nữ bị kích ứng, gia tăng sự khó chịu trong những ngày hành kinh.

Vì thế, khi đến tháng, các chị em không nên sử dụng các loại băng vệ sinh, tampon hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Thay vào đó, chị em hãy ưu tiên sử dụng những sản phẩm không màu, không chứa hương liệu để đảm bảo không bị kích ứng.


Không thụt rửa âm đạo

Chúng ta có thể dùng những dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là nên thụt rửa quá sâu hoặc rửa quá kỹ.

Nguyên nhân là vì thói quen này có thể gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo khiến “cô bé” dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hơn. Cách tốt nhất là chúng ta chỉ nên rửa âm đạo bằng nước với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và tránh thụt rửa sâu.


Hạn chế quan hệ tình dục

Nếu chúng ta cho rằng quan hệ trong ngày đèn đỏ sẽ là một phương pháp tránh thai tự nhiên, về mặt y khoa thì đây là quan niệm hoàn toàn không chính xác.

Không những vậy, cổ tử cung sẽ hơi giãn ra khi hành kinh nên chị em sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hoặc bị viêm vùng chậu nếu quan hệ không an toàn trong ngày đèn đỏ.

Những ngày hành kinh với sự xuất hiện của máu kinh rất dễ tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công vùng kín. Nếu quan hệ tình dục trong những ngày này, lượng vi khuẩn càng dễ tăng lên và nguy cơ viêm nhiễm vùng kín càng tăng gây ảnh hưởng không tốt cho vùng chậu và âm đạo phụ nữ.


Không nên dùng 1 chiếc băng vệ sinh trong cả ngày dài

Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 4~5 giờ/lần. Những phụ nữ có lượng máu thải ra ngoài càng nhiều thì cần phải thường xuyên thay hơn nữa.

Đối với những người sử dụng tampon cũng như vậy, nên thay ít nhất mỗi 4-5 giờ/lần. Nếu để tampon trong âm đạo một thời gian dài có thể có liên quan tới hội chứng sốc nhiễm độc.

Ngoài ra, đối với một số người sử dụng cốc nguyệt san được làm bằng nhựa hoặc cao su (sử dụng cốc nguyệt san bằng cách đưa vào âm đạo để đón dòng chảy của kinh nguyệt) thì cốc nguyệt san có thời gian sử dụng lâu hơn băng vệ sinh và tampon, có thể thay sau mỗi 8-12 giờ đồng hồ, lấy ly ra và làm sạch rồi tái sử dụng.


Tránh vận động hay làm việc quá sức

Làm việc hay vận động quá sức trong những ngày đèn đỏ có thể khiến chị em mệt mỏi, uể oải hơn. Hơn nữa, đây cũng có thể là lý do khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

Trong những ngày hành kinh nếu vận động thể dục thể thao quá nhiều, cường độ mạnh thì rất dễ bị rong kinh kéo dài, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ miễn dịch. Vì thế, thay vì thực hiện những bài tập mạnh thì chị em nên đi bộ, tập yoga,... việc làm này sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu từ đó giảm cảm giác trướng và đau bụng kinh, giảm chán nản, nóng giận và mệt mỏi.


Tránh thức khuya, thiếu ngủ

Giấc ngủ luôn rất quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Không ngủ đủ giấc sẽ mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng lớn đến chu kỳ của chị em.


Ngâm mình trong bồn tắm

Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em không nên ngâm mình trong bồn tắm vì cổ tử cung mở, máu kinh tồn đọng trong âm đạo có thể chảy ngược vào tử cung, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, chị em nên tắm đứng vào những ngày này để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

3. Những việc nên làm


Uống nhiều nước

Uống nhiều nước luôn là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia đối với mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ khi tới tháng.

Trong ngày đèn đỏ, cơ thể thường có các triệu chứng điển hình là chuột rút, đau nhức, mệt mỏi. Việc uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị các triệu chứng trên. Vì vậy, nên bổ sung nước tối thiểu 2 lít/ngày.


Ăn nhiều trái cây

Các loại trái cây nhiều nước như táo, lê, dưa hấu,... giúp hạn chế cảm giác thèm đường của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu. Ăn trái cây ngọt giúp cung cấp đủ đường cho cơ thể mà không cần nhiều đường tinh luyện.


Tăng tiêu thụ rau lá xanh

Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị giảm nồng độ sắt, đặc biệt là nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể,... Vì vậy, nên tăng cường bổ sung vào thực đơn các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt,... để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.


Uống trà gừng

Một cốc trà gừng giúp cải thiện một số triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Gừng có tác dụng chống viêm nên có thể làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày đèn đỏ. Đồng thời, gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên, phụ nữ chú ý không nên tiêu thụ quá nhiều gừng vì việc tiêu thụ trên 4g gừng/ngày có thể gây ra chứng ợ nóng và đau bụng.


Ăn nhiều thịt gà, cá

Thịt gà là thực phẩm giàu chất sắt và protein mà chị em nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Ăn các thực phẩm giàu protein sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, giúp phái đẹp no lâu trong kỳ kinh nguyệt và làm giảm cảm giác thèm ăn.

Cá rất giàu chất sắt, protein và axit béo Omega-3. Ăn cá sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kiểm soát được tình trạng giảm nồng độ sắt trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, Omega-3 cũng làm giảm cường độ của cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Đồng thời, dưỡng chất này còn làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.


Ăn thêm nghệ

Nghệ là loại gia vị chống viêm với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Những người dùng nghệ trong chế độ ăn uống gặp các triệu chứng nhẹ hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.


Ăn socola đen

Socola đen rất giàu sắt và magie. Một thanh socola đen 100g có chứa 67% nhu cầu sắt và 58% nhu cầu magie hằng ngày của cơ thể. Magie làm giảm nhẹ các triệu chứng của thời kỳ đèn đỏ.


Sử dụng nhiều các loại đậu

Các loại đậu và đậu phụ đều là thực phẩm giàu protein. Vì vậy, chúng là thực phẩm thay thế thịt rất tốt cho những người ăn chay. Đồng thời, chúng cũng rất giàu chất sắt - chất bổ sung tuyệt vời cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt khi lượng sắt bị giảm xuống thấp.


Ăn nhiều sữa chua

Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Với những người có xu hướng bị nhiễm trùng nấm men, các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua sẽ rất tốt vì chúng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong âm đạo, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, sữa chua còn rất giàu magie và các dưỡng chất thiết yếu khác như canxi. Vì vậy, trong thực đơn cho ngày đèn đỏ, chị em có thể bổ sung sữa chua.


Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có khả năng ứ đọng nhiều trong vùng chậu và các cơ quan sinh dục. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh.

Ngoài ra, trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra liên tục suốt ngày đêm, đôi khi cả trong lúc nghỉ ngơi hoặc làm việc. Máu kinh thường không đông mà đọng lại trong âm đạo. Ngay cả khi đến âm hộ, chúng vẫn còn có thể đọng lại ở dây, làm cho bạn cảm giác khó chịu và ẩm ướt, ngứa ngáy. Không những vậy, trong khi đi tiểu hoặc đi ngoài có thể làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn đối với khu vực vùng kín.

Vì vậy, chị em phụ nữ ở trong giai đoạn này cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ngày, trước khi thay băng cần rửa tay sạch sẽ.

Mỗi ngày, tuỳ lượng máu kinh ra nhiều hay ít mà chúng sẽ thực hiện rửa vùng kín, thấm khô và thay băng. Nước sử dụng để rửa vùng kín phải sử dụng nước sạch. Không sử dụng các loại nước có khả năng gây nhiễm khuẩn cho vùng kín như nước ao, nước sông.

Sau khi rửa, chúng ta cần chú ý làm sạch hoặc thấm khô vùng kín. Quá trình vệ sinh vùng kín được thực hiện thường xuyên, đặc biệt sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài.

Ngoài ra, chị em phụ nữ nên giữ cho quần lót luôn được khô thoáng. Không nên mặc quần lót ướt để tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển.

bang-ve-sinh
Tin cùng chuyên mục