Đã sao chép liên kết
Thứ 7, 27/07/2024 - TP HCM 28° C TP. Hồ Chí Minh

Collagen là gì? Collagen bổ sung tốt nhất khi nào?

1. Collagen Là Gì?

Collagen là một dạng protein có mặt ở nhiều bộ phận của cơ thể như da, mô, khớp, xương, sụn, gân, tóc, … chiếm khoảng 25% tổng khối lượng protein trong cơ thể và chiếm tới 70% cấu trúc của da.

Chức năng chính của collagen là kết nối các mô cơ trong cơ thể lại với nhau. Các nhà khoa học thường ví collagen giống như 1 chất keo dính, đặc biệt đối với làn da ngoài nhiệm vụ kết nối các mô collagen còn tạo sự đàn hồi giúp da căng mịn, là nhân tố chính chống lại sự lão hóa.

Hàm lượng collagen thiếu hụt sẽ ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể:

  • Cấu trúc da bị tác động gây ra hiện tượng da nhăn nheo, trùng xệ, tối màu, giảm đàn hồi, xuất hiện những nếp nhăn, những vết nám, sạm.
  • Xương trở nên giòn, đi lại nhức mỏi hơn, dễ đau xương, dễ loãng xương, có tiếng cử động bên trong khớp khi đi lại.
  • Khả năng kết nối của gân, sụn giảm. Có khả năng mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.
  • Tóc dễ gãy rụng.
  • Móng tay, móng chân sần sùi, dễ gãy.
collagen-la-gi

Thành phần của collagen: có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV

  • Loại I: chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc, góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
  • Loại II: được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
  • Loại III: hỗ trợ cấu trúc khối cơ bắp, cơ quan và động mạch.
  • Loại IV: hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.

2. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Sụt Giảm Collagen

Nội tiết tố: phụ nữ dễ thiếu hụt collagen hơn nam giới bởi đặc thù về nội tiết tố. Nồng độ estrogen trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng collagen trong tế bào da. Estrogen làm gia tăng tính đàn hồi của sợi collagen, hạn chế hiện tượng collagen bị đứt gãy. Đồng thời, hormone sinh dục này góp phần giúp đẩy mạnh quá trình tái tạo collagen mới trong cơ thể. Thiếu hụt nội tiết tố estrogen làm giảm hàm lượng collagen ở da.

Ánh nắng mặt trời: nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của lão hóa da là do ánh nắng mặt trời tác động. Tia UV trong ánh mặt trời có thể gây tổn thương da, làm suy giảm collagen trong da.

sut-giam-collagen-do-anh-nang

Tuổi tác: khi collagen cũ bị mất đi thì collagen mới được sinh ra để thay thế, nhưng càng lớn tuổi thì lượng collagen sản sinh ra rất ít không đủ bù đắp lượng collagen mất đi. Cụ thể bước qua độ tuổi 25 thì cơ thể mỗi năm sẽ mất đi khoảng 1-1.5% collagen khiến cho cơ thể bị lão hóa một cách nhanh chóng, dưới mắt và trên mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn, da cũng bắt đầu khô sần và chảy xệ đi.

sut-giam-collagen-do-tuoi

Căng thẳng, stress, mất ngủ: tình trạng căng thẳng quá mức có thể kích hoạt quá trình viêm, làm gia tăng hormon cortisol dẫn đến giảm khả năng sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể.

Hút thuốc: làm giảm sản xuất collagen, đồng thời, nó còn làm giảm khả năng chữa lành vết thương và dẫn đến hình thành các nếp nhăn.

sut-giam-collagen-do-hut-thuoc

Chế độ ăn: tình trạng viêm là một trong những “kẻ thù” chính của các mô trong cơ thể, bao gồm cả các mô liên kết từ collagen. Chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều carbohydrate đơn giản, các loại thực phẩm chế biến sẵn… có thể kích thích hệ miễn dịch, thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng đường cao trong cơ thể khiến collagen trong da bị cứng lại, vỡ ra. Điều này có thể khiến da bị suy yếu, thúc đẩy tình trạng lão hóa sớm.

3. Các Dạng Collagen Sử Dụng Trong Chất Bổ Sung

Tương tự như cách cơ thể chúng ta chứa các loại protein khác nhau, thì collagen trong chất bổ sung cũng có nhiều dạng như vậy. Các dạng thường sử dụng nhất, bao gồm:

  • Collagen thủy phân (Collagen hydrolysate): loại collagen này có nguồn gốc từ bò, lợn (gia súc), biển (hải sản), gia cầm (thường là gà hoặc vỏ trứng) và các nguồn động vật khác. Nó được chia thành các hạt peptide nhỏ hơn và dễ hấp thụ hơn.
  • Collagen peptide chính là dạng thủy phân của collagen, đây là một loại protein sợi có mặt trong lớp mô ngoại tế bào của các tế bào sống. Collagen peptide rất dễ tiêu hóa và có hoạt tính sinh học cao. Collagen peptide còn được gọi bằng những tên khác như “collagen thủy phân” hay “thạch thủy phân”.
  • collagen-peptide

    Lượng các axit amin, glycine, proline và hydroxyproline trong collagen peptide cao hơn khoảng 10-20 lần so với những loại protein thông thường. Những axit amin này đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mô xơ, có chức năng làm chậm quá trình hình hành nếp nhăn và khô sạm ở làn da, giữ cho làn da bạn mịn màng, khỏe mạnh căng tràn sức sống.

    Kích thước của collagen peptide rất nhỏ, giúp cơ thể hấp thụ được nhanh hơn và tỷ lệ hấp thu gần như tuyệt đối. Khi uống collagen peptide vào thì cơ thể hấp thu liền (không phải ngắt mạch collagen thường thành collagen mạch nhỏ nữa) nên khả năng hấp thu gần như là 100% và sau đó hướng dẫn các amino acid tác dụng vào da ngay. Collagen thường thì cơ thể phải tiêu hóa ở dạ dày, dùng enzyme ngắt mạch nhỏ để có thể hấp thụ, quá trình này tiêu tốn nhiều thời gian hơn và không hấp thu hết nên tác dụng không nhiều. Vì vậy bổ sung collagen peptide sẽ hiệu quả hơn và an toàn hơn.

    collagen-peptide
  • Collagen không biến tính: đây là collagen thô có nguồn gốc từ sụn gà.
  • Gelatin: là collagen nấu chín, thường có nguồn gốc từ động vật.

Tùy thuộc vào dạng collagen được sử dụng trong các chất bổ sung mà có thể ảnh hưởng đến cách sử dụng và liều lượng của chúng.

4. Các Cách Bổ Sung Collagen

Theo đường bôi, thoa:

Ưu điểm của collagen ở dạng bôi, thoa là tác dụng trực tiếp vào vùng da cần chăm sóc vì vậy đẹm lại hiệu quả nhanh chóng. Phù hợp với việc chăm sóc da mặt để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, loại collagen này không có tác dụng tới toàn bộ cơ thể. Nó chỉ phát huy tác dụng khi ở lớp hạ bì của da vì vậy cần phải bôi liên tục để kéo dài hiệu quả.

boi-thoa-collagen

Theo đường uống:

Uống collagen cũng tương tự như ăn thịt, ăn cá hoặc các loại thực phẩm giàu chất đạm vì khi collagen được nạp vào cơ thể, chúng sẽ được phân cắt thành những amino axit nhỏ, được sử dụng để tổng hợp nên các sợi collagen đặc hiệu cho nhu cầu của cơ thể. Do vậy mà ưu điểm của collagen dạng uống là cung cấp collagen cho toàn bộ cơ thể và tác động đồng đều lên các bộ phận như da, tóc, cơ, xương, khớp… mà không chỉ có tác dụng ở mỗi da như collagen dạng bôi. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian để thấy hiệu quả trên da mặt.

uong-collagen

* Có 3 loại collagen đường uống:

  • Dạng nước: Là một sản phẩm bổ sung collagen được điều chế dưới dạng dung dịch uống, có quá trình hòa tan nhanh và thẩm thấu nhanh, giúp cho cơ thể của chúng ta dễ dàng hấp thụ hoàn toàn lượng collagen khi đi vào cơ thể.
  • Dạng bột: Loại collagen này là dạng đóng gói, chỉ cần hòa tan với nước để uống, sử dụng ngay sau khi pha. Ngoài ra, có một số loại collagen có thể hoà được với nước trái cây, cà phê, sinh tố, nước ép…
  • Dạng viên: Loại collagen này có mức độ hòa tan vừa phải, nên uống với nhiều nước để cơ thể hấp thụ hoàn toàn và tránh được không bị đào thải ra ngoài.

Bằng thực phẩm:

Collagen là một dạng protein có mặt nhiều trong các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, do đó chúng ta có thể tận dụng việc dung nạp collagen qua các món ăn để thúc đẩy cơ thể tăng cường sản xuất collagen tự nhiên.

thuc-pham-collagen

Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, chanh, việt quất, bưởi, kiwi cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C dồi dào.

Đây được xem là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vừa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại, vừa giúp kích thích cơ thể sản xuất collagen, duy trì đàn hồi cho da và chống lại quá trình lão hóa làn da hiệu quả.

Vitamin C là thành phần chủ chốt trong việc hình thành collagen. Nếu cơ thể thiếu vitamin C, các amino acid không thể kết nối để tạo ra collagen.

Rau màu xanh đậm: các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải, măng tây, bông cải, đậu đũa... chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại, nâng cao sức đề kháng của da và kích thích cơ thể tăng cường sản xuất collagen hiệu quả.

Trái cây và rau củ có màu đỏ: ớt chuông, cà chua, dâu tây, cà rốt, quả lưu, dưa hấu...

Các loại thực phẩm này chứa dồi dào hoạt chất chống oxy hóa có tên là lycopene. Chất này vừa đóng vai trò như một kem chống nắng tự nhiên và vừa giúp kích thích cơ thể tăng cường sản xuất collagen hiệu quả.

Các loại hạt: đậu nành, hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ, hạt óc chó…có khả năng cung cấp chất chống oxi hóa, tăng cường sản sinh collagen.

Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ… có chứa dồi dào các axit béo Omega -3 vừa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ cholesterol LDL xấu, đồng thời còn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể.

Tỏi: trong tỏi có thành phần lưu huỳnh cùng các chất khác như axit lipoic, taurine giúp xây dựng và củng cố lại các sợi collagen bị gãy đứt.

Bơ: vitamin E, axit béo Omega 3 có trong quả bơ giúp tăng sinh collagen tự nhiên của cơ thể.

Thịt gà: thành phần của thịt gà bao gồm tất cả các amino axit cần thiết để tạo ra collagen.

Trứng: là nguồn nguyên liệu tự nhiên để tạo nên mặt nạ dưỡng ẩm, hay điều trị mụn trứng cá cho da.

Thịt bò: trong thịt bò chứa nhiều kẽm, là một trong những thành phần cần thiết để cơ thể tạo ra collagen. Ngoài ra, thịt bò còn chứa 3 trong số các axit amin cấu tạo nên collagen là glycine, prolne, hydroxyproline.

Tiêm trực tiếp:

Phương pháp này giúp da căng mịn, tăng đàn hồi, xóa nếp nhăn và khắc phục hiện tượng chảy xệ nhanh chóng. Vì collagen sẽ bị phân hủy theo thời gian nên sử dụng liệu trình tiêm collagen chúng ta phải tiêm lại nhiều lần nếu muốn giữ cho da luôn ở trạng thái căng mượt, khuôn mặt trẻ trung.

Tuy nhiên, quá trình tiêm collagen phải được tư vấn và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đúng thời điểm, liều lượng để đạt hiệu quả cao đồng thời tránh được những rủi ro không mong muốn.

tiem-collagen

5. Thời Điểm Bổ Sung Collagen

Có thể bổ sung collagen vào bất cứ lúc nào trong ngày. Dùng vào buổi tối trước khi ngủ 1 tiếng là cách sử dụng collagen hiệu quả nhất. Đó là thời gian mà quá trình trao đổi chất và tái tạo da diễn ra mạnh mẽ nhất, uống collagen vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, hiệu quả tối ưu hơn.

Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm collagen không chỉ chứa mỗi thành phần collagen mà còn được kết hợp thêm vitamin C (tăng khả năng hấp thu và khả năng tạo cấu trúc của collagen) hoặc vitamin B (giúp tăng sinh và duy trì collagen) nên các sản phẩm collagen này sẽ có khuyến cáo thời điểm bổ sung khác nhau:

  • Đối với các sản phẩm collagen có bổ sung vitamin C thì nên được sử dụng sau ăn.
  • Đối với các sản phẩm collagen có bổ sung vitamin B thì nên được sử dụng trước ăn.

Trường hợp sử dụng collagen để tăng cơ, tăng sự dẻo dai của cơ thể thì nên uống collagen trước khi tập thể dục khoảng 60 phút.

Liều lượng:

Các chất bổ sung collagen đều có liều lượng sử dụng hằng ngày khuyến nghị từ nhà sản xuất và được in cụ thể trên bao bì. Bổ sung collagen dạng bột thường gợi ý dùng khoảng 1- 2 muỗng/ngày, trong khi viên uống hoặc thực phẩm bổ sung dạng kẹo dẻo có thể khuyên dùng 1- 2 viên/ngày.

Liều lượng 2,5- 5 gram collagen hàng ngày dường như an toàn và hiệu quả. Và còn tùy thuộc vào dạng collagen bổ sung cụ thể và lý do chúng ta sử dụng.

Các loại nước uống, viên uống bổ sung collagen có chứa nhiều chất phụ gia sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo nên uống liên tục trong vòng 2~3 tháng và nghỉ 1~2 tháng để cơ thể có thể tổng hợp collagen cũng như đào thải các chất không tốt cho cơ thể.

Ngược lại, các loại sản phẩm bổ sung collagen có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa chất phụ gia thì chúng ta có thể bổ sung hàng ngày. Vì vậy mà khi lựa chọn sản phẩm bổ sung collagen, chúng ta cần xem kỹ bảng thành phần cũng như khuyến nghị từ nhà sản xuất.

6. Các Tác Dụng Phụ

Collagen dạng uống sẽ có thể gây ra tác dụng phụ cho những người có bệnh dị ứng với các protein chiết xuất từ thành phần như: thịt bò, cá, trứng, bơ…Nhưng với liều lượng tương đối nhỏ 2.5-5gram mỗi ngày thì trường hợp gây nên tác dụng phụ hiếm khi xảy ra.

Bên cạnh đó, khi uống quá nhiều sản phẩm collagen chứa vitamin cũng sẽ gây ra hiện tượng thừa vitamin.

Collagen dạng tiêm: có thể gây nên hiện tượng xuất huyết, tắt mạch, vón cục.

Collagen dạng bôi có thể gây kích ứng lên da như nổi mụn, ngứa ngáy.

Lời khuyên là, nếu chúng ta có chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng collagen bằng đường ăn uống thông thường thì không nhất thiết bổ sung thêm collagen bằng các sản phẩm-thực phẩm chức năng.