Đã sao chép liên kết
Thứ 7, 27/07/2024 - TP HCM 27° C TP. Hồ Chí Minh

Lợi ích dinh dưỡng từ kiwi

Kiwi (đọc là Ki-qui) hay dương đào là một loại quả mọng, có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Trung Quốc. Kiwi có vỏ ngoài màu nâu, thịt quả màu xanh lá cây hoặc vàng, mọng nước bên trong. Kiwi là một loại trái cây giàu dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

kiwi

1. Kiwi chứa một số enzim tốt cho hệ tiêu hóa

Kiwi chứa Actinidain, là một loại enzim có khả năng phân hủy protein và cải thiện hệ tiêu hóa (giống như bromelin trong dứa hoặc papain trong đu đủ). Chất xơ có trong quả kiwi có thể giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, trĩ. Ăn kiwi sau bữa ăn (ít nhất 30 phút) sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả, đặc biệt sau các bữa ăn nặng với nhiều protein.

kiwi

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Quả kiwi chứa nhiều hợp chất polyphenol, dinh dưỡng thực vật, axit folic, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất khác nhau như canxi, crom, đồng, sắt, magie, kali và kẽm. Một quả kiwi cung cấp 230% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, làm cho nó trở thành một nguồn bổ sung tuyệt vời của chất dinh dưỡng thiết yếu này.

Hàm lượng vitamin C cao trong quả kiwi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chúng ta chống lại quá trình oxy hóa tế bào, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống đông máu, giúp hạ huyết áp và lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Vitamin C cũng làm vết thương mau lành và giúp hấp thu sắt để có xương, mạch máu và răng chắc khỏe.

Ngoài vitamin C, kiwi còn chứa một dạng hiếm của vitamin tan trong dầu: vitamin E. Đây là một loại chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ.

3. Có thể chống thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm trong mắt là nguyên nhân chính của bệnh quáng gà ở nhóm người lớn tuổi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 3 trái kiwi mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) có tác dụng làm giảm thoái hóa hoàng điểm đến 35%. Hàm lượng cao lutein và zeaxanthin trong kiwi cũng là hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong mắt người.

Trái kiwi còn có nhiều lutein - một loại carotenoid có thể ngăn chặn tình trạng mù lòa liên quan đến lão hóa, bảo vệ mắt khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Đây là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được.

4. Tạo sự cân bằng kiềm

Kiwi đứng đầu danh sách trái cây chứa kiềm. Điều này có nghĩa là nó chứa lượng khoáng chất dồi dào để thay thế những thực phẩm có vị chua quá mức.

5. Tốt cho bà bầu

Với hàm lượng folate cao, kiwi là loại trái cây cần thiết bổ sung cho phụ nữ đang mang thai cũng như tốt cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Cụ thể, chất dinh dưỡng này kích thích sự sản xuất, hình thành và duy trì tế bào trong thời gian mẹ mang thai. Ngoài ra, bổ sung folate từ quả kiwi cũng hỗ trợ giảm đi nguy cơ dị tật ống thần kinh; đồng thời, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng sẩy thai.

Kiwi chứa enzyme, chất xơ và các hợp chất phenolic. Những chất dinh dưỡng này nuôi các vi khuẩn probiotic trong hệ tiêu hóa. Như vậy, bà bầu ăn kiwi sẽ ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, đầy hơi và đau bụng.

kiwi

6. Cách chọn kiwi

Chọn những quả chắc tay, không có vết mềm hoặc vết thâm.

Kiwi vàng có hương vị ngọt ngào đặc trưng của loại trái cây miền nhiệt đới, ngọt hơn và ít hạt hơn so với kiwi xanh.

Kiwi ngon hơn khi ăn lạnh và bảo quản trong tủ lạnh sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của nó. Kiwi sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh cần dùng ngay tránh việc để lâu kiwi sẽ bị mềm, chảy nước.

7. Cách ăn

Trên thực tế có rất nhiều cách ăn quả kiwi như: gọt vỏ rồi cắt từng miếng ăn trực tiếp, hoặc bổ đôi quả kiwi rồi dùng muỗng nạo phần cơm quả ăn hoặc cắt nhỏ, trộn với yaourt, trang trí cho nhiều loại bánh hoặc chế biến thành món salad trái cây.

Tránh cắt nhỏ và để kiwi quá lâu trong không khí vì sẽ làm mất hàm lượng vitamin C có trong loại quả này. Quả kiwi cũng chứa các enzym có thể làm mềm các loại trái cây khác, vì vậy tốt nhất chúng ta nên thêm nó vào món salad hoặc các món ăn khác sau cùng.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích nếu được chúng ta có thể ăn kiwi luôn vỏ như ăn táo do chất xơ có trong lớp vỏ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lựa chọn những loại kiwi được trồng theo phương pháp hữu cơ, rửa sạch, chà sạch lớp lông bên ngoài trước khi ăn.

kiwi

8. Đối tượng không nên ăn quả kiwi

Những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật nên tránh ăn quả kiwi do hàm lượng oxalate (axit oxalic) có trong quả sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, oxalate còn gây hạn chế sự hấp thu canxi vào cơ thể, mặc dù ảnh hưởng này là không đáng kể.

Trong quả kiwi có chứa các chất mủ được gọi là có liên quan đến hội chứng dị ứng mủ trái cây nên những người có cơ địa dị ứng mủ không nên ăn kiwi để tránh bị cảm giác ngứa miệng, sưng môi, đỏ da có thể xuất hiện.

Giá Vàng Hôm Nay
Cập Nhật: 27/07/2024 02:30
Sản phẩm
Triệu đồng/lượng
Giá mua Giá bán
Vàng nhẫn SJC 99,99 75.5 77.0
Hà Nội SJC 77.5 79.5
TPHCM SJC 77.5 79.5
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Cập Nhật: 27/07/2024 09:28
Ngoại Tệ Giá mua Giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 26,754.59 27,024.84 28,221.75
USD 25,091.00 25,121.00 25,461.00
  ĐỜI SỐNG
  DU LỊCH